By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

Sài Gòn “loạn” cốt nền – Bài 4: Giải pháp đang nằm đợi

Ashui.com 19/03/2010
9 phút đọc
SHARE

Để phục vụ cho việc xác lập bản đồ cốt nền của TP.HCM một cách chính xác nhất, Sở Khoa học – Công nghệ (KH-CN) TP.HCM đã đưa ra một giải pháp rất khả thi: áp dụng công nghệ LiDAR…

Lập được bản đồ 2 tỉ điểm độ cao

Dự án công nghệ LiDAR có mức dự toán đầu tư hơn 19 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục chi phí thuê thiết bị, phương tiện và dịch vụ, mua bản quyền phần mềm chuyên dụng, mua sắm các thiết bị tin học… 

Thạc sĩ Nguyễn Khắc Thanh – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GISC) thuộc Sở KH-CN TP.HCM – cho biết, xuất phát từ tình trạng cốt nền chuẩn của TP.HCM nhiều năm qua vẫn chưa được ứng dụng hiệu quả và rộng rãi, GISC đã tham khảo để đưa ra một giải pháp để xác định cốt nền chuẩn cho tất cả các khu vực và đây cũng là giải pháp để đối phó với triều cường, vốn là nỗi ám ảnh của người dân TP.HCM.

Giải pháp dùng công nghệ LiDAR (viết tắt từ Light Detecting and Ranging), theo ông Thanh là xây dựng một mô hình 3 chiều phục vụ quản lý đô thị cho thành phố. Đề án này được thuyết minh là một chương trình viễn thám mới bằng loại máy bay thích hợp, bay ở độ cao từ 800 -1.000 mét và quét lên bề mặt của mặt đất (kể cả dò độ cao thấp của đáy sông hoặc độ cao của mặt đất ở dưới tán cây) bằng tia laser để ghi nhận mọi dữ liệu thông tin về độ cao của bề mặt địa hình.

  • Ảnh bên : Đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú), một trong những con đường có số đo thực địa “vênh” rất nhiều so với bản đồ cốt nền chuẩn (Ảnh: Như Thảo)

Các chuyên gia của GISC cũng cho biết, nếu như bản đồ địa hình do các cơ quan chức năng cung cấp cho TP.HCM sử dụng hiện nay chỉ xác định được 608.797 điểm độ cao của TP.HCM và bình quân các độ cao cách xa nhau 50 mét thì khi sử dụng công nghệ LiDAR, có thể quét và lưu trữ dữ liệu được khoảng 2 tỉ điểm độ cao trên tổng diện tích 2.000 km2 của TP.HCM, khoảng cách mỗi điểm độ cao chỉ cách nhau từ 20-30 cm.

Chính vì độ chính xác và độ phân giải cao hơn rất nhiều so với các bản đồ địa hình trước đó, nên các mô hình ngập úng, mức triều cường và ranh giới các điểm ngập úng sẽ được cập nhật chi tiết hơn và bản đồ ngập úng này sẽ giúp cho người dân chủ động ứng phó với tình hình ngập lụt. Ngoài ra, ưu điểm của công nghệ LiDAR cũng sẽ giúp cho người tham gia giao thông biết được thông tin để chuyển hướng giao thông, tránh kẹt xe ùn tắc ở những giao lộ thường hay bị ngập lụt…

Ông Nguyễn Khắc Thanh đưa ra ví dụ, nếu nhập vào phần mềm của LiDAR dữ liệu triều cường của một khu vực tại Q.Bình Thạnh dâng lên trong ngày hôm sau là 1,51 mét, bản đồ mô hình ba chiều sẽ chỉ ra những điểm dân cư, những tuyến đường trong khu vực bị ngập và ngập sâu bao nhiêu. Với mực nước mưa hay nước biển dâng cũng có thể được công nghệ LiDAR đáp ứng như vậy. “Cho đến nay, các dữ liệu hiện có chỉ có tính 2 chiều, tức là chỉ thể hiện được các đối tượng địa hình, địa vật trên mặt phẳng mà chưa thể hiện được thông tin về chiều cao hoặc độ cao. Đây là một hạn chế lớn đối với các nhiệm vụ quy hoạch đô thị, vì vậy nếu có dữ liệu của mô hình 3 chiều, việc quản lý đô thị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”, ông Thanh nói.

Cốt nền sẽ rất rõ ràng

Thạc sĩ Nguyễn Đức Tuấn – Trưởng phòng Tư vấn và dịch vụ thuộc GISC – giải thích với chúng tôi ngay trên máy tính của mình về ưu điểm của LiDAR khi xây dựng bản đồ cốt nền. “Bởi nguồn dữ liệu thu thập được từ công nghệ LiDAR rất chi tiết nên có thể sử dụng để xây dựng mô hình số độ cao (DEM) và mô hình số bề mặt (DSM) 3 chiều cho toàn TP. Qua đó Viện Quy hoạch xây dựng có thể sử dụng trực tiếp để thành lập cốt san nền của tất cả các khu vực, đồng thời sử dụng cả DEM và DSM để giám sát, quy hoạch san nền của các công trình trên địa bàn TP.HCM” – thạc sĩ Tuấn nói.

Trong một văn bản thẩm định dự án này, ông Trần Bạch Giang – Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ (thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường) khẳng định: “Dự án ứng dụng công nghệ LiDAR xây dựng mô hình 3 chiều phục vụ quản lý đô thị tại TP.HCM là cần thiết. Việc lựa chọn công nghệ LiDAR làm giải pháp công nghệ thực hiện dự án là đúng đắn và phù hợp với chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ trong Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33 ngày 27.2.2008”.

Nhưng điều mà các chuyên gia thuộc Sở KH-CN băn khoăn là dù dự án công nghệ LiDAR đã được Hội đồng Nhân dân TP.HCM đưa vào danh mục thông qua các dự án đầu tư từ năm 2008 và UBND TP.HCM giao cho Sở Kế hoạch – Đầu tư bố trí nguồn vốn ngay trong năm 2009 để xây dựng và thực hiện dự án này, thế nhưng cho đến nay, dự án về công nghệ LiDAR vẫn chưa được các sở chuyên môn có ý kiến thẩm định cho đầu tư thực hiện.

“Chậm trễ triển khai dự án này là một thiệt thòi lớn cho các nhà quản lý và người dân. Bởi đây là một công nghệ có tác dụng rất tích cực đối với nhiều ngành, vì vậy chúng tôi cho rằng các sở chuyên môn được UBND TP.HCM giao nên lưu tâm hơn và sớm thẩm định đến dự án này để được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thực tế” – một vị lãnh đạo Sở KH-CN phát biểu.

Trần Thanh Bình 

>> Bài 1: Hàng ngàn dự án “áng chừng”

>> Bài 2: Lạc hậu chỉ sau 3 năm 

>> Bài 3: Loay hoay chống ngập 

 

Có thể bạn cũng quan tâm

Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?

Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch

Bài trước Hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản với các công ty cấp nước đô thị tại miền Trung
Bài tiếp Tòa nhà Tây Ban Nha tại Expo Shanghai 2010
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luậtThị trường

Vật tư xây dựng tăng giá, lo giá nhà “nhấp nhỏm” tăng theo

KTSG Online 29/06/2025
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM có thể thu 120.000 tỉ đồng từ quỹ đất dọc các tuyến metro

KTSG Online 27/06/2025
Kinh tế / Pháp luật

Hà Nội: Công bố 15 thủ tục mới trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Chinhphu.VN 26/06/2025
Kinh tế / Pháp luật

TPHCM dự kiến đầu tư 7 tỉ đô la Mỹ cho trung tâm tài chính quốc tế

KTSG Online 18/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?