By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Sống bất an trong biệt thự Pháp cổ

Ashui.com 23/09/2015
6 phút đọc
SHARE

Hàng trăm biệt thự kiểu Pháp có tuổi đời cả trăm năm nhưng hầu như không được sửa chữa. Mỗi lần mưa gió, người dân không khỏi bất an.

 


Căn biệt thự cổ được xây dựng từ thời Pháp ở số 8 Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có diện tích sàn 150 m2, nhiều năm nay đã xuống cấp trầm trọng. 


Tòa nhà bị chia nhỏ cho nhiều hộ gia đình cùng chung sống từ thời bao cấp. Cửa ra vào bằng gỗ đã mục nát, thậm chí có hộ dùng cót ép để che tạm lối ra vào. 


Ông Phong sống ở tầng 2 cho biết: “Tôi sống ở đây gần 50 năm nhưng chưa lần nào tòa nhà được duy tu sửa chữa”.


Biệt thự đã xuống cấp, khác hẳn với những tòa nhà hiện đại nằm bên cạnh.


Từng mảng tường ở tầng 1 bị bong tróc trơ gạch bên trong.


Lối lên cầu thang cũng bị xô đẩy dẫn đến biến dạng, hư hỏng kiến trúc cổ.


Phần tường trên trần nhà bị ngấm nước nên người dân ở đây phải dùng nylon che chắn.


Nhiều cánh cửa bị hư hỏng mục nát mà không được thay thế.


Cách căn biệt thự số 8 vài mét là biệt thự số 8B Tăng Bạt Hổ. Đây cũng là biệt thự do Pháp xây dựng.


Do thời gian xây dựng lâu, không được sửa chữa nên căn nhà cũ kỹ, xuống cấp. Dấu vết thời gian hằn trên những bức tường đầy rêu phong.


Phía trên tầng 2, tường bị rạn nứt. Theo một người thuê, biệt thự 8B Tăng Bạt Hổ diện tích hơn 200 m2 chia thành nhiều phòng, những vết nứt trên tường đã xuất hiện từ lâu.


Căn biệt thự số 8 Chân Cầm (thuộc nhóm 1) rộng 400 m2 được xây dựng từ năm 1931. Hiện đây là nơi sinh sống của 8 hộ dân.


Đi sâu vào bên trong, nhiều mảng tường bong tróc, một số chỗ bị nứt với chiều dài từ 20 – 30 cm. Do bị ngấm nước nên rêu phong mọc lên khắp nơi.


Người dân sinh hoạt bên cạnh những khu bếp, vệ sinh chật chội. Các lối đi lại đều chật hẹp, tối om.


Trên tầng 2 được người dân cơi nới thêm chuồng cọp. Nhiều ô cửa sổ bằng gỗ xuống cấp, hư hỏng được thay thế bằng cửa kính.


Căn biệt thự 70 Ngô Quyền (thuộc nhóm 1) xây từ thời Pháp có 4 hộ dân sinh sống.


Bà Lê Tâm sống ở đây từ bé, nhưng chưa lần nào căn biệt thự này được sửa chữa.


Mảng tường bị bong tróc khắp mọi nơi. “Mùa mưa, biệt thự ẩm thấp và bị dột khiến nhiều người bị ốm”, bà Tâm nói.


Trần nhà phía trên cầu thang lên xuống bị nứt, người dân phải dùng tấm nhựa tổng hợp để che lại. “Đây là vết nứt từ những năm 1960”, một cư dân cho biết.


Anh Chu Công Hoàng cùng vợ và hai con sinh sống tại đây từ năm 2010. Dù căn phòng trên tầng 2 được sửa lại nhưng anh vẫn lo lắng vì kết cấu ngôi nhà bị yếu, mưa nhiều ngấm vào các mảng tưởng cũng khiến khả năng chịu lực của biệt thự kém hơn trước.


Vết bong tróc mảng lớn tại tầng 1 của biệt thự 70 Ngô Quyền.


Một căn biệt thự khác nằm ở số 40 Trần Hưng Đạo (thuộc nhóm 2) được người dân cơi nới chuồng cọp, nhằm tăng diện tích sử dụng.


Căn biệt thự 46 Hàng Bài (thuộc nhóm 2) rộng khoảng 400 m2, bên trong không có người ở nên khá nhếch nhác và xập xệ. 

Hà Nội hiện còn hàng trăm căn biệt thự xây dựng từ trước 1954 được chia thành nhiều nhóm. Với biệt thự nhóm 1, khi xây dựng, cải tạo lại phải giữ nguyên như ban đầu. 

Với biệt thự nhóm 2, khi cải tạo thì phải giữ lại những tiêu chuẩn cơ bản như mật độ, chiều cao, bên trong có thể sửa chữa. Với biệt thự nhóm 3 thì có thể được phá dỡ để xây dựng nhà mới. Các trường hợp muốn phá dỡ, cải tạo đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định về mức độ nguy hiểm.

Căn biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo vừa sập đổ một phần thuộc nhóm 2. 

Lê Hiếu 
(Zing News)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Biệt thự Pháp cổ giữa lòng Hà Nội: Giá trị và bảo tồn

Chuyện biệt thự cổ 107 phố Trần Hưng Đạo: Khối người giật mình

GS.KTS Hoàng Đạo Kính: Cần ứng xử phù hợp với biệt thự Pháp ở Hà Nội

Thiếu minh bạch trong bảo trì, bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội

Công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội

TỪ KHÓA:107 Trần Hưng Đạobiệt thự Phápkhu phố cũ Hà Nội
Bài trước Công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội
Bài tiếp Văn phòng Kiến trúc DE-SO (Pháp) tuyển dụng tại TPHCM
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch khu phố cũ Hà Nội: Bảo tồn gắn với cải tạo và tái thiết

Ashui.com 13/09/2015
Góc nhìn

Hãy bảo tồn biệt thự cũ tại Hà Nội

Ashui.com 25/03/2015
Điểm đến

Nha Xá – Ngôi làng có 30 biệt thự Pháp cổ

Ashui.com 20/04/2014
Kiến trúc

Quá trình biến đổi kiến trúc nhà ở thị dân Hà Nội thời Pháp thuộc

Ashui.com 14/12/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?