By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Tình trạng ngập lụt ở Hà Nội: Các chuyên gia nói gì?

Ashui.com 04/11/2008
16 phút đọc
SHARE

TS Phạm Gia Yên – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng: Do “lỗ hổng” trong công tác quy hoạch xây dựng
 
Những năm gần đây, tình trạng ngập lụt ở Hà Nội đã trở nên phổ biến, đặc biệt trận mưa lớn vừa qua khiến cho đời sống sinh hoạt của người dân thủ đô gặp nhiều khó khăn. Ông Phạm Gia Yên – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng nhận định nguyên nhân chủ yếu do lỗ hổng trong công tác quy hoạch xây dựng của TP.
 
Năm 2007, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Xây dựng thanh tra toàn diện công tác quy hoạch xây dựng của Hà Nội. Qua đó, kết luận thanh tra đã nêu ra nhiều vấn đề mà các ngành chức năng có liên quan công tác quy hoạch xây dựng Hà Nội cần chấn chỉnh, ví dụ: hệ thống bản đồ quy hoạch 1/2000, 1/500 thiếu bản vẽ chính như quy hoạch không gian kiến trúc (thiết kế đô thị), các bản đồ quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, cắm mốc chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ… Thanh tra xây dựng cho rằng đây là những bản đồ mang tính chất “linh hồn” của một đồ án quy hoạch xây dựng, thiếu bản vẽ này chưa gọi là đồ án quy hoạch xây dựng. 

Đặc biệt, trong quy hoạch xây dựng, để đảm bảo việc thoát nước, bất kỳ đô thị nào cũng phải có một cao độ chuẩn cho cả đô thị hoặc cho riêng từng khu vực. Cao độ chuẩn này đặc biệt quan trọng vì khi xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước, bao giờ cũng phải dẫn từ cao độ chuẩn với độ dốc từ 5 – 7% hoặc thấp hơn tuỳ theo địa hình từng đô thị để có thể đảm bảo nguồn nước thoát, nước mặt nước mưa tự chảy. Ở những điểm quá sâu so với mặt đất không cho phép nước thoát tự chảy thì phải có trạm bơm chuyển tiếp. Đặc biệt, trong đô thị phải xác định được có bao nhiêu hướng thoát nước để xây dựng những hồ chứa điều hoà, trong đó có hệ thống trạm bơm tính toán khi cần thiết để bơm thoát nước toàn đô thị tránh ngập lụt. 
 
Đáng tiếc trong kiểm tra quy hoạch những năm gần đây, TP Hà Nội không xác định được một cao độ chuẩn để từ đó xác định ra hướng thoát nước tự nhiên, đồng thời cùng chuyển giao cho một số cơ quan nhà nước quản lý và dời cốt xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trong thoả thuận quy hoạch các KĐT mới như Mỹ Đình, Định Công, Pháp Vân…, TP không yêu cầu chủ đầu tư phải tôn cao khu vực cốt bao nhiêu, chủ yếu thoả thuận cốt cục bộ trên cơ sở mặt nền hiện trạng. Do đó, khi trời mưa, các đô thị vẫn ngập hơn so với khu phố cổ quanh Hồ Gươm. Qua kiểm tra sau nhiều đợt mưa, kết hợp các hồ sơ, chúng tôi thấy kết luận thanh tra là chính xác. Bộ Xây dựng đã công bố kết luận thanh tra cho TP biết để khắc phục. TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu các ngành liên quan nghiên cứu khắc phục tình trạng này. Nhưng tới nay, vấn đề  này chưa được khắc phục.
 
Người xưa đã tính toán kỹ lưỡng hướng thoát nước của đô thị khi xây dựng 36 phố phường và các vùng lân cận, mặc dù họ chưa có máy kinh vĩ, thủy chuẩn hiện đại như bây giờ. Ngày nay, khi Hà Nội mở rộng, các dự án về xây dựng đô thị hầu như ngập nước khi mưa lớn. Nếu không xác định ngay bây giờ cao độ xây dựng của các KĐT khớp nối với nhau, xác định hướng thoát nước của TP mở rộng thì trong tương lai, chúng ta sẽ không thể sửa chữa được. Có những KĐT mới phải tôn cao hàng mét hoặc nhiều hơn để đảm bảo cốt xây dựng TP, đảm bảo hướng thoát nước mà quy hoạch sẽ phải định ra.
 
 
TS.KTS Đỗ Tú Lan: Phải kiểm soát được hệ thống thoát nước
 
TS.KTS Đỗ Tú Lan, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đã trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng chiều 3/11 khi rất nhiều nơi của Thủ đô vẫn còn chìm trong nước. Bà Lan cho rằng:
 
Trước hết, có thể khẳng định việc Hà Nội được chọn là Thủ đô của nước ta là điều hết sức đúng đắn. Nếu chỉ tính riêng trong lĩnh vực thoát nước, việc Hà Nội được bao bọc bởi các con sông lớn như: sông Hồng, sông Nhuệ và 1 hệ thống sông nhỏ như Tô Lịch, Kim Ngưu… một cách liên hoàn và các hồ điều hòa tạo sự cân bằng trong phát triển đô thị và đã ổn định nhiều năm trước mọi mùa mưa lũ.
 
Nếu so với trận ngập cách đây 24 năm thì có thể thấy những điều gì trong phát triển đô thị, thưa bà?
 
– Cách đây 24 năm Hà Nội cũng bị mưa to, cũng bị ngập nhưng thoát rất nhanh. Tức là chỉ bị ngập cục bộ rồi được giải quyết nhanh chứ không bị ngập trên diện rộng như thế này. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo tôi, với sự phát triển những năm 80 – 90, xu thế khắp nơi lấp hồ, ao để tạo quỹ đất một cách khá tự phát dẫn đến hàng ngàn héc-ta mặt nước bị lấn chiếm, bị lấp khiến hệ thống thoát nước tự nhiên bị thu hẹp dần dẫn đến sự mất cân bằng trong phát triển đô thị.
 
Như vậy liệu có phải Hà Nội bị ngập do công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đúng tầm?
 
– Không hẳn như vậy. Có thể dễ dàng nhận thấy, khi tính toán quy hoạch, TP đã xác định ra các vấn đề nhưng từ quy hoạch đến thực hiện quy hoạch còn cần phải có tiền để thực hiện các quy hoạch đó hay không. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện các dự án đã triển khai mới chỉ đáp ứng khoảng 10 – 15% nhu cầu xây dựng, phát triển các dự án thoát nước đô thị TP.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận công tác quản lý quy hoạch xây dựng ở cơ sở thực sự có vấn đề. Bởi vậy, theo quy hoạch, ở nhiều khu dân cư, có công viên, hồ nước, vườn hoa… nhưng vì chưa có đầu tư nên không thực hiện được; thậm chí có chỗ còn mất đi. Hà Nội rất nhiều nơi bị như vậy.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển các dự án cao ốc, dự án đô thị mới hay nâng cấp đường giao thông không đúng cách cũng gây ngập úng?
 
– Đó cũng là một nguyên nhân. Tôi cho rằng, chính việc phê duyệt nhanh các dự án xây dựng nên chủ đầu tư, người cấp phép đã bỏ qua một số chỉ tiêu về thoát nước đã gây khó khăn cho thoát nước sau này… Ngoài ra, việc thu gom xử lý rác thải chưa triệt để cũng khiến hệ thống dòng chảy bị tắc dẫn đến ngập úng khi mưa đến.
 
Như vậy, để hạn chế ngập cho Thủ đô, theo bà cần làm từ đâu?
 
– Qua đợt mưa lũ vừa rồi, chắc chắn TP và các cơ quan phát triển cho TP phải có thống kê điều tra cơ bản, cấp bách về các hệ thống thoát nước, hệ thống cống chính để đảm bảo có kiểm soát dòng chảy dẫn ra cống chính trên địa bàn TP.
 
Theo tôi, cơ quan quản lý thoát nước TP phải kiểm soát bằng bản đồ, sơ đồ, bằng hệ thống thiết bị hiện đại. Cần có bản đồ thoát nước Hà Nội để quản lý mỗi khi cấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư để đảm bảo dòng chảy. Ngoài ra, cần kiểm soát các cao độ TP hay nói cách khác là phải khống chế cốt nền một cách thống nhất.
 
Trong quy hoạch chung TP phải có quy hoạch chuyên ngành thoát nước một cách cụ thể để kiểm soát và có mạng lưới khống chế thoát nước để làm cơ sở xây dựng và quản lý lâu dài.
 
 
TS Nguyễn Hồng Tiến – Phó cục trưởng Cục Phát triển Hạ tầng kỹ thuật: Ít đề cập đến quy hoạch thoát nước
 
Theo tôi, trận mưa lụt lớn vừa qua ở Hà Nội quá bất ngờ. Các nhà dự báo khí tượng thủy văn đã không dự báo được trước. Chính vì không dự báo được nên công tác chuẩn bị đối phó với mưa lớn bị động hoàn toàn.
 
Qua trận mưa này, người ta nói nhiều đến hiệu quả của Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 1, trong đó nhiều ý phàn nàn, chê trách. Đứng ở góc độ quản lý, cần phải nhìn nhận mục tiêu của dự án là gì? Đã triển khai được những gì? Từ đó mới đánh giá được hiệu quả của dự án.
 
Thông qua Dự án thoát nước Hà Nội qua giai đoạn 1, nhiều hệ thống sông hồ lớn của Hà Nội đã hoạt động tốt trở lại. Một số hồ, sông đã được nạo vét, kè bảo vệ, tạo cảnh quan như hồ Thuyền Quang, Định Công. Các sông Sét, Lừ, Kim Ngưu đã được khơi thông… Tuy nhiên, như đã nói, để nói chính xác hiệu quả của dự án phải đối chiếu với mục tiêu giai đoạn 1 mà dự án đề ra.
 
Trong khi người ta đặt nhiều câu hỏi đối với hiệu quả của Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 thì người ta lại ít đề cập đến quy hoạch thoát nước TP. Theo quy hoạch, TP sẽ có 3 trạm bơm nhưng hiện nay mới chỉ thấy trạm bơm Yên Sở hoạt động, các trạm bơm khác thì ít được nhắc đến. Nếu Hà Nội chỉ có một trạm bơm Yên Sở hoạt động thôi thì câu chuyện ngập lụt sẽ còn dài dài.
 
Với việc đầu tư không đồng bộ như hiện nay, xóa được điểm úng ngập này thì lại xuất hiện điểm úng ngập khác.
 
Về việc xây  dựng các công trình ngầm trong TP hiện nay có ảnh hưởng đến thoát nước TP hay không, tôi cho rằng sự ảnh hưởng tạm thời không đáng kể. Đồng thời có một hiện trạng đã được nhắc đến từ lâu là sự kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các khu đô thị chưa tốt, nhất là về thoát nước. Chính vì trong và ngoài khu đô thị không có cùng cao độ, không có liên kết nên thường gây ra úng ngập cục bộ. Mưa bình thường, có thể trong khu đô thị không ngập trong khi các khu bên cạnh ngập. Nhưng nếu mưa trên diện rộng thì cả trong và ngoài khu đô thị sẽ cùng ngập.
 
Về việc phần ngầm của tòa nhà C6 K2 Mỹ Đình bị ngập, tôi không đến hiện trường nên không thể nói cụ thể. Tuy nhiên, theo tôi, các tòa nhà các tầng cần bố trí các hộp kỹ thuật một cách hợp lý và tính đến yếu tố dự phòng. Thường thì hộp kỹ thuật, bao gồm cả hệ thống bơm tiêu thoát nước, nguồn điện các tòa nhà cao tầng đặt ở tầng hầm. Khi tầng hầm bị ngập, điện lưới mất, hệ thống bơm sẽ bị vô hiệu hóa. Nếu hộp kỹ thuật dự phòng bố trí ở vị trí hợp lý thì ngay cả khi mất điện trung tâm, tầng hầm của tòa nhà sẽ an toàn bởi nguồn điện dự phòng và máy bơm vẫn họat động, tầng hầm được bơm tiêu nước kịp thời.

>> Bí thư Hà Nội: “Thiên tai thì không tính trước được” 

Có thể bạn cũng quan tâm

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Bài trước Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Bài tiếp Ngành thép có “viết tiếp” bài học xi măng lò đứng?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

Kinh tế xanh: Hướng đi tất yếu để TP.HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế

Ashui.com 28/04/2025
Đối thoạiThị trường

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Ashui.com 12/04/2025
Đối thoại

Ngành Xây dựng xóa rào cản, làm chủ công nghệ mới

Báo Xây dựng 11/04/2025
Đối thoại

KTS Lê Quang: Khu liên cơ sẽ giúp cải thiện hình ảnh các bộ máy công

Ashui.com 01/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?