By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

TPHCM: Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường

Ashui.com 05/03/2012
10 phút đọc
SHARE

UBND TPHCM vừa tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm thiểu ô nhiễm trong năm 2011. Theo đó, bên cạnh những mặt đạt được, điều đáng lo ngại nhất và cũng rất khó để xử lý triệt để chính là tình trạng gây ô nhiễm của các cụm công nghiệp. Bởi lẽ hầu hết các cụm công nghiệp này đều không đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Hơn nữa, tình trạng doanh nghiệp tái vi phạm môi trường còn diễn ra khá phổ biến. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM. 

Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được triển khai hơn 1 năm, nhưng nhiều ý kiến cho rằng kết quả chưa khả quan. Ông có nhận xét gì về ý kiến này?

Ông Nguyễn Văn Phước (ảnh bên): – Cải thiện chất lượng môi trường vốn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay không thể thực hiện được chỉ trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sở không làm gì để cải thiện tình trạng trên. Cụ thể, đối với công tác tập trung tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, sở phối hợp với các quận huyện xây dựng 26 khu phố không rác và đang nhân rộng trên toàn địa bàn TP. Ngoài ra, sở phối hợp với Hội Phụ nữ TP thành lập và đưa vào hoạt động 322 câu lạc bộ phụ nữ bảo vệ môi trường; phối hợp với Liên đoàn Lao động TP xây dựng phong trào nhà trọ xanh, sạch, đẹp.

Sở đã triển khai xây dựng các công trình xử lý chất thải, nước thải như đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải nguy hại với công suất 21 tấn/ngày đêm ở công trường xử lý chất thải Đông Thạnh (Hóc Môn); đảm bảo 15 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao vận hành và xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài; cơ bản đảm bảo 100% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh… Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khiến cho hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường còn hạn chế.

Ông có thể cụ thể hơn những bất cập đó là gì?

– Đáng lo ngại nhất là hiện TP có 30 cụm công nghiệp, nhưng nhiều cụm trong số này chưa có hệ thống xử lý chất thải, không có đầu mối quản lý cụ thể. Nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vẫn đang nằm lẫn trong khu dân cư, chưa chịu di dời vào khu tập trung.

Tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp cũng chưa được lắp đặt trạm quan trắc chất lượng nước tự động nên việc kiểm soát chưa chặt chẽ. Mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và nước mặt của TP đã xuống cấp nghiêm trọng từ lâu nhưng chưa được tu sửa. TP chưa có trung tâm quan trắc và phân tích môi trường có quy mô hiện đại, ngang tầm TP. Do đó, việc lấy mẫu, phân tích kiểm tra xác định hành vi vi phạm môi trường các đối tượng vi phạm đều phải thuê mướn các trung tâm dịch vụ. Kết quả là độ chính xác, tin cậy không cao, thường xảy ra tranh chấp giữa đơn vị vi phạm với cơ quan chức năng. Không chỉ vậy, việc xử lý cưỡng chế đối tượng vi phạm môi trường thuộc thẩm quyền của UBND TP nên thường không kịp thời… 

Nhưng các doanh nghiệp cho rằng bất cập lớn nhất là cơ sở hạ tầng xử lý chất thải thiếu, yếu nên họ đang phải trả phí môi trường rất cao. Còn người dân cho rằng công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị lạc hậu, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống?

– Không phải bây giờ chúng tôi mới nhận được ý kiến này. Từ năm 2008, sở đã có chủ trương, thậm chí xây dựng và công bố tiêu chí kêu gọi nhà đầu tư tham gia hoạt động xử lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại, công nghiệp và bùn thải đô thị. Thế nhưng, phải thừa nhận rằng quỹ đất của TP hạn hẹp nên việc bố trí cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này còn chậm. Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ được cải thiện trong năm nay.

Riêng về công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị, hiện trung bình TP tiếp nhận khoảng 6.500 tấn/ngày. Trong đó, 15% xử lý tái chế làm phân compost. 85% xử lý chôn lấp hợp vệ sinh. Nếu so với mục tiêu Chính phủ đặt ra từ nay đến năm 2015, 10% lượng rác thải đô thị phải được tái chế thì TP đã đạt mục tiêu sớm. Tuy nhiên, nói như vậy không phải chúng tôi tự bằng lòng với kết quả đạt được. Hiện sở xây dựng kế hoạch hiện đại hóa ngành xử lý rác thải. 

  • Ảnh bên: Một nhà máy xử lý rác ở huyện Củ Chi (Ảnh: Thanh Tâm) 

Lợi dụng kẻ hở trong xử lý của Luật Bảo vệ môi trường, tỷ lệ doanh nghiệp tái vi phạm môi trường vẫn ở mức cao. Đây là nguyên nhân chính khiến hoạt động cải thiện môi trường kém hiệu quả. Vậy sở có biện pháp gì nhằm khắc phục tình trạng này?

– Như tôi đã trình bày ở trên, nhiệm vụ này nằm trong kế hoạch nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường. Năm 2011, sở đã hoàn thành giai đoạn 1 chương trình điều tra, thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu 450 chủ nguồn thải có lưu lượng xả nước thải từ 50m3/ngày đêm. Đây là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng tập trung kiểm soát, ngăn ngừa và đặc biệt xây dựng biện pháp xử lý thích đáng các nguồn thải này khi vi phạm. Trên thực tế, sở đã chủ trì phối hợp với các quận huyện tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và thậm chí cưỡng chế tạm ngưng hoạt động cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Và các cơ sở này chỉ được hoạt động lại khi đã khắc phục xong hành vi vi phạm của mình.

Để nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sở đã đề nghị UBND TP chấp thuận chủ trương xây dựng hệ thống quan trắc tự động khu chế xuất, khu công nghiệp; xây dựng trung tâm quan trắc, phân tích môi trường; nâng cấp mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và nước mặt; triển khai 1 dự án đốt phát điện, 1 dự án tái chế bùn thải và 1 dự án tái chế chất thải rắn xây dựng. Tôi tin với cách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trên thì môi trường TPHCM sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới.

Ái Vân (thực hiện) 

Có thể bạn cũng quan tâm

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Bài trước Hà Nội: Thu hồi hàng loạt khu đất chưa hoàn thành thủ tục pháp lý
Bài tiếp Quản lý phát triển đô thị: Nghiêm khắc nhưng không nên cứng nhắc
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

Kinh tế xanh: Hướng đi tất yếu để TP.HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế

Ashui.com 28/04/2025
Đối thoạiThị trường

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Ashui.com 12/04/2025
Đối thoại

Ngành Xây dựng xóa rào cản, làm chủ công nghệ mới

Báo Xây dựng 11/04/2025
Đối thoại

KTS Lê Quang: Khu liên cơ sẽ giúp cải thiện hình ảnh các bộ máy công

Ashui.com 01/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?