By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    KNC FACADE khởi xướng đối thoại kiến trúc mới với “Touch The Future: Facade or Identity?”
    ConsMedia 14/07/2025
    TPHCM sẽ hoàn tất cải tạo chung cư cũ 10 năm nữa
    KTSG Online 14/07/2025
    Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026
    Ashui.com 13/07/2025
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

TPHCM: Quy hoạch sử dụng đất phải chú ý đến đất chứa lũ

Ashui.com 18/03/2010
5 phút đọc
SHARE

Theo các chuyên gia môi trường, TPHCM cần phải lồng ghép các yếu tố ảnh hưởng do biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến năm 2030, nếu không sẽ khó chống ngập được một cách căn cơ, lâu dài.

Phát biểu tại hội thảo “Quy hoạch sử dụng đất và phát triển đô thị ở TPHCM – Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu” diễn ra sáng 18/3/2010, bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trưởng phòng Kế hoạch thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết hiện tại thành phố đang lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, dự kiến quy hoạch sẽ được Chính phủ phê duyệt cuối năm nay.

Theo bà Vân, thành phố hiện có 121.000 héc ta đất nông nghiệp, chiếm khoảng 58% tổng diện tích đất tự nhiên có khả năng tự thấm, thoát nước rất tốt. Tuy nhiên, đến năm 2020, đất nông nghiệp của thành phố dự kiến sẽ giảm còn 83.000 héc ta, 38.000 héc ta sẽ nhường chỗ cho các công trình xây dựng, làm giảm khả năng hấp thụ úng ngập và gây khó khăn chống ngập khi có lụt lớn, ngập úng bất thường do biến đổi khí hậu.

“Do vậy, trong quy hoạch sử dụng đất, phải nghiên cứu bố trí quỹ đất phù hợp, nhất thiết phải quy hoạch các vùng đất dành riêng để chứa lũ, thúc đẩy sử dụng đất ở những vùng không bị ngập”, bà Vân nói.

Theo Trung tâm điều hành các chương trình chống ngập nước TPHCM, hiện tại thành phố còn 96 điểm ngập thường xuyên do mưa và 67 điểm ngập do triều cường. Muốn chống được ngập, thành phố phải xây dựng ít nhất 6.000 km cống thoát nước, trong khi đó, hiện tại thành phố chỉ mới xây dựng được khoảng 1.040 km cống. 

Tại hội thảo, ông Volker Martin, Giám đốc Dự án nghiên cứu thành phố lớn (Megacity), cho biết những khu vực tại thành phố sẽ chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong những năm tới gồm: khu vực phía nam quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, quận 9, phía đông huyện Củ Chi và quận 12 theo hướng đông của sông Sài Gòn.

Ông Volker cho hay, sau gần 5 năm nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu đến việc phát triển TPHCM thành một Megacity, ông nhận ra rằng những dự án xây đê bao lớn chống nước biển dâng sẽ không thể ngăn nổi tình trạng ngập lụt đô thị.

Trước mắt, thành phố nên tập trung tạo thêm vùng đệm cây xanh, có nghĩa là đừng chạy theo việc bê tông hóa đô thị, nạo vét và làm thông thoáng dòng chảy hệ thống kênh rạch hiện tại; đặc biệt, chính quyền phải có định hướng mạnh mẽ trong bảo vệ mảng xanh, không làm suy giảm khả năng thấm nước của đất.

Theo ông Volker, tiêu chí để TPHCM phát triển thành một Megacity với dân số lên đến 10 triệu dân phải hội đủ các điều kiện như nâng cấp hạ tầng, tiết kiệm năng lượng, cung cấp nước và xử lý nước thải, cải thiện phương tiện vận tải công cộng, giảm phát thải khí CO2 và bảo vệ môi trường bền vững.

Trong khi nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với vấn đề ngập lụt đô thị và bàn chiến lược ứng phó, tuần trước, UBND TPHCM vừa kiến nghị Chính phủ chấp thuận bố trí vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.365 tỉ đồng để xây dựng 2 cống kiểm soát triều Tân Thuận và sông Kinh.

Ngoài ra, UBND thành phố còn kiến nghị Chính phủ bố trí vốn ngân sách trung ương khoảng 1.360 tỉ đồng để xây dựng 3 cống kiểm soát triều Rạch Tra, Bến Nghé và Phú Xuân để chống ngập úng cho thành phố. 

Văn Nam

Có thể bạn cũng quan tâm

Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Bài trước Mời tham gia Workshop tìm ý tưởng kiến trúc Đại học Việt Đức
Bài tiếp Ký 5 hiệp định vay ODA của Nhật Bản
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KNC FACADE khởi xướng đối thoại kiến trúc mới với “Touch The Future: Facade or Identity?”
Sự kiện 14/07/2025
Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông đường bộ
Năng lượng - Môi trường 14/07/2025
Luật Đường sắt 2025: “Bật đèn xanh” cho mô hình đô thị TOD gắn với giao thông công cộng
Kinh tế / Pháp luật 14/07/2025
TPHCM sẽ hoàn tất cải tạo chung cư cũ 10 năm nữa
Tin trong nước 14/07/2025
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026
Tin trong nước 13/07/2025
Mỹ học và vật liệu mới – Sự kết hợp tạo nên kiến trúc nhà ga đường sắt đô thị: Nghiên cứu trường hợp ga ngầm Ba Son
Kiến trúc 13/07/2025
Sẽ giảm chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp
Kinh tế / Pháp luật 13/07/2025
Vì sao phải khẩn trương xây dựng quy hoạch chung, bản đồ nền, chuyên đề cấp xã, phường?
Đối thoại 12/07/2025
Nhà 3 gang / thiết kế: SPACE+ Architecture
Tư vấn thiết kế 12/07/2025
Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ: Vẫn còn “khoảng xám”?
Bất động sản 12/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Tạp chí Xây dựng 04/06/2025
Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?