By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Chống ngập: Cần một chiến lược căn cơ

Ashui.com 10/03/2009
8 phút đọc
SHARE

Cơn mưa trái mùa chiều ngày 7.3 chỉ với lượng mưa 48mm, diễn ra lúc không có triều cường, nhưng cũng đã đủ sức nhấn chìm nhiều khu vực rộng lớn trên địa bàn TPHCM. Các nhà khoa học cảnh báo, mùa mưa sắp tới tình hình ngập nước có thể còn tệ hơn.

Từ câu chuyện “ngập giữa mùa khô”, thiết nghĩ đã đến lúc cần phải có một chiến lược lâu dài và hiệu quả cho việc chống ngập của thành phố.

Ngập triền miên

Trong khuôn khổ đề án Quy hoạch thủy lợi phục vụ chống ngập khu vực TPHCM giai đoạn 1 – do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) thực hiện, đã dẫn lại kết quả nghiên cứu của Tổ chức JICA (Nhật Bản), theo đó mỗi năm TPHCM bị thiệt hại từ 1.500 đến 2.000 tỉ đồng do tình trạng ngập nước gây ra.

  • Ảnh bên : Đường Lê Lai ngập chìm trong nước do cơn mưa chiều ngày 7.3.

Bất chấp những nỗ lực của thành phố,  tình trạng ngập nước trên địa bàn mỗi ngày một thêm tồi tệ. Nếu như trước đây, ngập nước là chuyện của các vùng ven như Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 6… thì nay, ngay cả khu trung tâm thành phố cũng đã trở thành nạn nhân. Thành phố đã phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho các công trình, dự án  chống ngập, cải thiện hệ thống thoát nước…; thế nhưng cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Theo tiến sĩ Trịnh Công Vấn – TGĐ Cty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi II – đối với TPHCM, ngập nước là do các tác nhân như  mưa, thủy triều,  lũ trên các sông như Đồng Nai, Sài Gòn… và ngập nặng là do 2 hoặc 3 tác nhân kể trên kết hợp lại với nhau.

Trong các công trình nghiên cứu làm cơ sở cho chương trình chống ngập trước đây, chẳng hạn như Quy hoạch tổng thể thoát nước đến năm 2020… phạm vi nghiên cứu hẹp, chưa quan tâm đến sự quan hệ hữu cơ trong thoát nước của TPHCM với khu vực lân cận như Long An, Đồng Nai… Đồng thời, cũng không nghiên cứu đến yếu tố lũ thượng lưu trên các sông Đồng Nai, Sài Gòn; không ngăn triều từ xa…

Chống ngập căn cơ

Theo đánh giá của các nhà khoa học, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào đặt vấn đề chống ngập một cách căn cơ, triệt để như Quy hoạch thủy lợi phục vụ chống ngập khu vực TPHCM giai đoạn 1. Để thực hiện được quy hoạch này, theo tính toán ban đầu cần phải có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Quy hoạch này đề xuất một giải pháp tổng thể để kiểm soát tất cả các yếu tố gây ngập cho thành phố, đồng thời giải quyết được các khiếm khuyết trong quy hoạch thoát nước trước đây.

Theo ông Trịnh Công Vấn, quy hoạch thủy lợi phục vụ chống ngập khu vực TPHCM giai đoạn 1 đề xuất, đối với nguyên nhân ngập do tác động của lũ thượng lưu trên các sông, sẽ có giải pháp để điều tiết lượng nước về hạ lưu  bằng các hồ trên thượng nguồn. Đối với nguyên nhân ngập do thủy triều, sẽ có nhóm giải pháp kiểm soát triều từ xa, thay cho cách kiểm soát triều gần đang áp dụng hiện nay.

Với các giải pháp điều tiết lũ trên các sông, kiểm soát triều từ xa sẽ giúp kiểm soát  được mực nước trên các tuyến kênh thoát nước cấp 1 như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Kênh Tàu Hủ, Kênh Tẻ… luôn luôn ở mức 1m… Như vậy, cho dù bị tác động của một hay nhiều nguyên nhân gây ngập cùng lúc thì thành phố vẫn sẽ khô ráo. Bên cạnh đó, song song với việc kiểm soát các tác nhân gây ngập thì việc cải thiện hệ thống thoát nước cấp 2 – 3 và 4 cũng có ý nghĩa quyết định.

Hệ thống cống đã lắp đặt chưa kết nối hoàn chỉnh

PV Lao Động đã trao đổi với ông Lê Toàn – Phó GĐ Sở GTVT – đơn vị đang quản lý một số dự án cải tạo hệ thống thoát nước tại TPHCM. Ông Lê Toàn cho biết:

– Hiện nay, Sở GTVT quản lý 2 dự án lớn sử dụng nguồn vốn ODA, đang triển khai thi công cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố, nhằm giải quyết ngập khu vực trung tâm, gồm: Dự án  vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Dự án cải thiện  môi trường nước thành phố. Đối với Dự án cải thiện môi trường nước, đến nay đã lắp đặt gần xong hệ thống cống thoát nước, còn Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu lộc – Thị Nghè  vẫn còn khoảng 50km cống chưa lắp đặt xong.

– Một số tuyến đường như: Lê Hồng Phong, Đinh Tiên Hoàng, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Đăng Lưu… đã lắp đặt xong hệ thống cống thoát nước, với kích thước của cống khoảng 2x2m, nhưng vì sao vẫn xảy ra tình trạng ngập?

– Tuy một số tuyến đường đã lắp đặt  xong hệ thống cống, song do những tuyến cống này vẫn chưa đấu nối hoàn chỉnh với hệ thống chung nên  xảy ra ngập là không tránh khỏi. Phải đợi đến năm 2010 thì các tuyến cống lắp đặt mới  đấu nối xong, khi đó nước được thu gom về nhà máy xử lý và trạm bơm sẽ bơm nước ra sông.

– Như vậy, hệ thống cống sau khi được kết nối xong sẽ giải quyết hết tình trạng ngập, thưa ông?

– Sau khi hoàn chỉnh đấu nối hệ thống thoát nước vẫn xảy ra ngập nhất định, bởi lượng mưa gần đây khá bất thường, số lượng mưa nhiều,  lượng mưa ngày càng cao. Trong khi đó, mật độ bêtông hoá ở các khu vực hiện nay ngày một nhiều, do đó  dù  đường kính cống có lớn – đang lắp đặt hiện nay vẫn không thể thoát nước nhanh được, nhất là khi mưa to kéo dài;  dĩ nhiên tình trạng ngập sẽ không kéo dài và mức độ ngập không nặng như hiện nay.

– Xin cảm ơn ông!

Trần Phan thực hiện

Có thể bạn cũng quan tâm

Hành trình giao thông không khói

Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai

Cần cẩn trọng để đảm bảo chất lượng của hệ thống dữ liệu đất đai sau hợp nhất

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng

Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động

Bài trước Triển lãm ảnh “Diện mạo những thành phố vô hình”
Bài tiếp Eco Park Tourism and Commerce Township
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm
Năng lượng - Môi trường 06/07/2025
Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Giảm ùn tắc giao thông từ nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng

Kinh tế & Đô thị 18/06/2025
Góc nhìn

Nhà thầu dân dụng giữa kỳ vọng và thách thức hậu kiểm

KTSG Online 16/06/2025
Góc nhìn

Tính “Mở” – nét độc đáo của kiến trúc đô thị Sài Gòn – TP.HCM

Tạp chí Xây dựng 15/06/2025
Góc nhìn

Ứng dụng công nghệ xanh, vật liệu sạch trong thi công sân bay Long Thành

Tạp chí Xây dựng 13/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?