By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
    Dự kiến Trung ương sẽ cấp 10.000 tỷ đồng cho Quỹ nhà ở quốc gia
    VnEconomy 22/07/2025
    Sự kiện “Gặp gỡ JAKOB + MACFARLANE”
    Ashui.com 22/07/2025
    Qatar xây dựng trường học in 3D lớn nhất thế giới
    Báo Xây dựng 22/07/2025
    Đà Nẵng lấy ý kiến về Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung
    VnEconomy 21/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Công nghệ mới

Vật liệu tái chế mở ra cánh cửa mới cho bê tông in 3D

Ashui.com 28/06/2022
8 phút đọc
SHARE

Theo nghiên cứu từ Đại học RMIT, thủy tinh và nhựa tái chế kết hợp với công nghệ in 3D có thể đem đến giải pháp bền vững cho ngành Xây dựng.

Trong những năm gần đây, in 3D bê tông (hay 3DCP – viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh “3D concrete printing”) nổi lên như một công nghệ có tiềm năng thay đổi cuộc chơi trong ngành xây dựng. Công nghệ này cho phép tạo ra các kết cấu bê tông thông qua quá trình ép đùn từng lớp bê tông, thay vì phương pháp đúc khuôn thông thường.

 


Bê tông trong quá trình in 3D (hình trên) và cột bê tông sau khi in xong (hình dưới)

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng in 3D có một số ưu điểm vượt trội so với phương pháp đúc khuôn, như khả năng in các cấu trúc hình học phức tạp, giảm phụ thuộc vào người lao động và nâng cao năng suất chế tạo. Tuy nhiên, cả hai phương pháp in 3D và đúc khuôn truyền thống vẫn đều cần đến nguyên liệu thô có thể hao kiệt như cát sông tự nhiên.

Giờ đây các nghiên cứu viên từ Đại học RMIT đã phát triển một quy trình in bê tông 3D bền vững, trong đó 50% cát sông tự nhiên được thay thế bởi vật liệu có tính chất vật lý và thành phần hóa học tương tự là thủy tinh tái chế. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Construction and Building Materials (Xây dựng và Vật liệu xây dựng) đã tìm hiểu tác động của các loại thủy tinh tái chế khác nhau (hạt thô hoặc hạt mịn) đối với khả năng uốn cong của kết cấu bê tông in 3D. Nghiên cứu chỉ ra rằng, in 3D theo cấu trúc tải chéo và sử dụng lượng hạt thủy tinh thô với nồng độ tối ưu là giải pháp phù hợp và bền vững để thay thế cát sông tự nhiên.


Nhựa tái chế kết hợp với công nghệ in 3D có thể thành vật liệu xây dựng hữu ích.

Theo anh Junli Liu – nghiên cứu sinh Đại học RMIT và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, việc sử dụng thủy tinh tái chế có thể giúp ngành xây dựng giảm phụ thuộc vào cát – nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện đang bị khai thác quá mức, đồng thời giúp giảm vấn đề rác thải thủy tinh đang chiếm không gian tại các bãi chôn lấp.

Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Automation in Construction (Tự động hóa trong xây dựng), các nghiên cứu viên từ Đại học RMIT (Australia), Đại học HUTECH (Việt Nam) và Viện Công nghệ Guwahati (Ấn Độ) đã đề xuất sử dụng nhựa tái chế để tăng độ kiên cố của dầm bê tông. Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp mới nhằm cải thiện độ bền uốn và vấn đề ăn mòn của kết cấu bê tông – dùng nhựa in 3D làm giàn giáo để gia cố bê tông. Điều đặc biệt hơn nữa là thiết kế này lấy cảm hứng từ cấu trúc của xương, một cấu trúc tế bào được tối ưu hóa theo cách tự nhiên.


Tiến sĩ Trần Phương – Giảng viên cấp cao tại Phân viện STEM thuộc Đại học RMIT đứng cạnh tấm tường bê tông in 3D.

Tiến sĩ Trần Phương – Giảng viên cấp cao tại Phân viện STEM thuộc Đại học RMIT, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết: Dầm bê tông cốt nhựa in 3D có khả năng chịu lực mạnh hơn bốn lần, bền hơn và chống nứt cao hơn so với các mẫu bê tông được đúc bằng khuôn và không có bất kỳ gia cố nào. Tiến sĩ Phương giải thích rằng bê tông là một vật liệu giòn với khả năng uốn và giãn vốn khá yếu. Thông thường, bê tông phải được gia cố bằng các thanh cốt thép thì mới có thể chịu được các sự cố trầm trọng hay đổ vỡ bất ngờ. Tuy nhiên, cốt thép có khối lượng nặng, chi phí sản xuất cao và cần nhiều nhân công để lắp đặt. Trong khi đó, trọng lượng của nhựa nhẹ hơn bê tông khoảng hai lần và nhẹ hơn thép khoảng bảy lần. Cốt (gia cường cho bê tông) bằng nhựa không bị ăn mòn và trên hết, nhựa là vật liệu có thể tái chế và có chi phí sản xuất thấp hơn. Theo Tiến sĩ Phương, phương pháp gia cố này “khá thực tế, bền vững và có khả năng mở rộng” nhờ sự kết hợp của công nghệ in 3D và nhựa tái chế.


Thủy tinh tái chế kết hợp với công nghệ in 3D có thể đem đến giải pháp bền vững cho ngành Xây dựng.

Thành viên nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Phương đồng thời là nghiên cứu sinh Đại học RMIT, anh Nguyễn Văn Vương chia sẻ thêm rằng dầm bê tông cốt nhựa lấy cảm hứng từ cấu trúc sinh học của xương còn hứa hẹn đem đến nhiều ứng dụng khác trong các chế phẩm như kết cấu phức tạp đúc sẵn, tấm tường chắn tiếng ồn, kết cấu bê tông dùng trong môi trường nước biển.

Theo Tiến sĩ Phương, mặc dù in 3D bê tông vẫn còn là một khái niệm khá mới ở Việt Nam nhưng không bao giờ là quá sớm để các nhà khoa học và kỹ sư xây dựng bắt đầu tìm hiểu cách sử dụng công nghệ này nhằm hỗ trợ phát triển bền vững.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2020, Việt Nam thải ra khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm, trong đó chỉ có 10-15% được thu gom tái chế. Mặt khác, tình trạng thiếu cát trong sản xuất bê tông đang là vấn đề phổ biến trên cả nước. “Việt Nam có rất nhiều rác thải nhựa và thủy tinh. Nếu có thể biến những rác thải này thành vật liệu xây dựng hữu ích một cách sáng tạo thông qua công nghệ in 3D, điều này sẽ mở ra nhiều cánh cửa cơ hội mới”, Tiến sĩ Phương nói.

Đặng Ngân

(Báo Xây dựng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Nhu cầu văn phòng xanh thúc đẩy xu hướng tuần hoàn trong ngành xây dựng

Công nghệ in 3D hứa hẹn giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ tại Mỹ

Cầu thép in 3D đầu tiên trên thế giới

Pháp ra mắt căn hộ đầu tiên xây dựng bằng công nghệ in 3D

Công nghệ làm đường bằng vật liệu tái chế ở Hà Lan

TỪ KHÓA:công nghệ in 3Din 3D bê tôngvật liệu tái chế
Bài trước Từ Stonehenge nghĩ về việc bãi san hô Hòn Yến bị giẫm đạp
Bài tiếp Vienna là thành phố đáng sống nhất thế giới
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

6 công trình của VTN Architects lọt vào chung kết Liên hoan kiến trúc thế giới – WAF 2025
Kiến trúc sư 23/07/2025
Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
Sự kiện 23/07/2025
Top 40 AMY Design Awards 2025: Vinh danh những ý tưởng thiết kế xuất sắc nhất vòng sơ khảo
Thiết kế / Sáng tạo 23/07/2025
Gia Lai tìm nhà đầu tư cho khu đô thị sinh thái hơn 17.200 tỷ đồng
Kinh tế / Pháp luật 23/07/2025
Quy định mới về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Kinh tế / Pháp luật 23/07/2025
Dự kiến Trung ương sẽ cấp 10.000 tỷ đồng cho Quỹ nhà ở quốc gia
Tin trong nước 22/07/2025
Sự kiện “Gặp gỡ JAKOB + MACFARLANE”
Sự kiện 22/07/2025
Qatar xây dựng trường học in 3D lớn nhất thế giới
Tin thế giới 22/07/2025
Đà Nẵng lấy ý kiến về Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung
Tin trong nước 21/07/2025
Đột phá sứ vệ sinh phòng tắm hansgrohe – Tối giản & thuần khiết cho tổ ấm hiện đại
Trang thiết bị 21/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin thế giới

Dubai xây dựng tòa nhà chọc trời bằng công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới

Ashui.com 20/03/2017
Tin thế giới

Phục dựng bức tượng thần Zeus cổ đại bằng công nghệ in 3D

Ashui.com 11/08/2016
Nhìn ra thế giới

Trung Quốc: Xây biệt thự hai tầng bằng máy in 3D trong 45 ngày

Ashui.com 01/07/2016
Công nghệ mới

Robot xây cầu trên không tại Amsterdam bằng công nghệ in 3D

Ashui.com 28/06/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?