By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Vỉa hè, bậc thềm và di sản đô thị

Ashui.com 03/04/2017
5 phút đọc
SHARE

Câu chuyện “đập bậc thềm rạp Công nhân” đang thu hút sự chú ý của dư luận vài ngày qua. Trong đó, câu hỏi về nguyên trạng ban đầu của các bậc thềm này cũng là vấn đề gây thắc mắc. 

Bởi, những bức ảnh tư liệu để lại cho thấy: dường như rạp Nguyễn Văn Hảo (tiền thân của rạp Công nhân) chỉ có 3 bậc thềm, thay vì 5 bậc như hiện tại. Và nếu điều này là sự thật, sẽ có những cách đánh giá rất khác nhau về hành động “đập bậc thềm” Nhà hát của chính quyền Quận 1, TP.HCM vào cuối tuần qua.

Nhưng dù đúng sai, cũng không thể phủ nhận một thực tế: không có cơn bão “dẹp vỉa hè”, sẽ chẳng mấy ai trong số chúng ta bỏ công tìm hiểu và tranh cãi về… lịch sử của những bậc thềm như vậy.

 

Thẳng thắn, về mặt kiến trúc, rạp Công nhân không phải là một kiến trúc nhà hát điển hình của TP.HCM, như trường hợp của Nhà hát Thành phố. Thế nhưng, công trình ấy lại gắn với nhiều câu chuyện. 

  • Ảnh bên: Rạp Nguyễn Văn Hảo từng được mệnh danh là “thánh đường của cải lương”. (Ảnh: Tư liệu) 

Chẳng hạn, đó là chuyện của Nguyễn Văn Hảo, chủ nhân đầu tiên của rạp. Đó là một trong những người giàu nhất Sài Gòn giai đoạn từ thời Pháp thuộc cho đến trước 1975. Ông bỏ tiền ra xây dựng một nhà hát bắt đầu từ thú xem cải lương của mình. 

Ngoài ra, vào tháng 7/1943, rạp là nơi diễn ra buổi diễn thuyết “Con đường mới của thanh niên”, mở đầu phong trào quay về Sài Gòn tổ chức các hoạt động yêu nước của những sinh viên gốc Nam bộ ngoài Bắc. Hoặc, ngày 20/8/1945, đây là nơi tổ chức lễ ra mắt của Việt Minh, nhân ngày giỗ thứ hai của chí sĩ Nguyễn An Ninh. 

Đặc biệt, cuối năm 1955, vụ ném lựu đạn vào vở tuồng yêu nước “Lấp sông Gianh” của đoàn cải lương Kim Thoa cũng là một sự kiện điển hình trong đời sống văn hóa, chính trị của Sài Gòn giai đoạn trước 1975 và vẫn còn được nhắc lại đến giờ.

Tất cả những câu chuyện ấy giúp người ta nhận diện được rạp Nguyễn Văn Hảo trong quá khứ (và rạp Công nhân hiện nay) với những nhà hát khác. Cũng như, giữa lịch sử đô thị của TP.HCM với bao đô thị còn lại. 

***

Ở đây, người viết chưa nhắc tới chuyện đúng – sai ở rạp Công nhân, trước chiến dịch “dẹp loạn vỉa hè”. Điều đáng nói, là cách chúng ta nhìn về ký ức, thông qua chứng nhân là những công trình cụ thể.

Những lớp ký ức phủ lên rạp Công nhân lẽ ra cần được lưu giữ và quảng bá một cách rộng rãi hơn, để kiến trúc ấy không chỉ được nhìn nhận từ công năng của một rạp hát, mà còn ở một góc độ một công trình văn hóa – lịch sử đặc thù của TP.HCM. Cũng như, những thay đổi, biến thiên của nhà hát theo thời gian cần được hệ thống và tư liệu hóa một cách rõ ràng.

Làm theo cách ấy, rạp Công nhân không chỉ là nơi biểu diễn – mà còn trở thành một địa chỉ mà du khách muốn ghé thăm để được giới thiệu về một phần lịch sử, văn hóa của TP.HCM trong quá khứ. Và, nếu được như vậy, khi “có chuyện” chúng ta cũng không phải mất công lục tìm các tư liệu cũ, để tranh cãi xem bậc thềm hiện có của rạp được xây thêm, mở rộng từ thời điểm nào.

Đó không phải là sự níu kéo ký ức, mà là sự gìn giữ và bảo tồn “phần hồn” của những kiến trúc cũ, để nó không trở thành một công trình chết. 

Sơn Tùng 
(Thể thao & Văn hóa) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Phát triển tiếp nối các đô thị

Một số suy nghĩ về quản lý và sử dụng hè phố tạo thuận lợi hơn cho người đi bộ

Cách các nước “dẹp loạn” vỉa hè để đòi lại không gian chung thế nào?

Dẹp vỉa hè và chuyển đổi số

Giành lại vỉa hè: Hà Nội đừng đánh trống bỏ dùi!

TỪ KHÓA:dẹp loạn vỉa hèdi sản đô thịrạp Công nhânrạp Nguyễn Văn Hảovỉa hè
Bài trước Lee & Man thừa nhận gây ô nhiễm môi trường
Bài tiếp JLL: bất động sản ồ ạt bao vây metro (TPHCM)
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Annette M. Kim: Vị giáo sư người Mỹ say mê vỉa hè Sài Gòn

Ashui.com 28/07/2022
Góc nhìn

Không chỉ chuyện chiếc lư hương

Ashui.com 18/03/2022
Nhìn ra thế giới

Lorong Buangkok – Làng quê cuối cùng còn sót lại giữa lòng Singapore

Ashui.com 12/08/2021
Quy hoạch đô thị

Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Tấm áo, tấm thân hay tầm vóc mới

Ashui.com 11/05/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?