By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Sài Gòn đang lún!

Ashui.com 11/10/2010
10 phút đọc
SHARE

14 quận, huyện tại TP.HCM đang lún với tốc độ nhanh, các quận huyện còn lại cũng lún khá nhanh, kéo theo nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Dù không phải chuyện mới, song diễn biến ngày càng phức tạp do kiểu quy hoạch “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.

Người dân TP.HCM hẳn không lạ với tình trạng lún nứt xảy ra thường xuyên tại các công trình giao thông, mà mới đây nhất là đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Con đường cao tốc đầu tiên này vừa đưa vào sử dụng chưa đầy 2 tháng đã phát hiện nhiều điểm lún cục bộ. Trong đó, phần đường dẫn thuộc H.Bình Chánh, TP.HCM là một trong những điểm lún nghiêm trọng nhất, chỉ một thời gian ngắn đã lún từ 10 – 15 cm.

2,5m chỉ còn 1,4m

Trước đó, đường Nguyễn Hữu Cảnh và cầu Văn Thánh 2 ở Q.Bình Thạnh được xem là điển hình về công trình “siêu lún” đến mức không kiểm soát nổi. Con đường này kể từ khi đưa vào sử dụng (năm 2001) đến nay đã xuống cấp trầm trọng, nền mặt đường trên toàn tuyến bị lún từ 0,5 – 1,1m so với thiết kế ban đầu, trong đó 2 hầm chui cao 2,5m bị lún chỉ còn 1,4m, không thể lưu thông được.

  • Ảnh bên : Nước ngập sâu hơn nửa bánh xe làm giao thông tê liệt một bên con đường Trần Hưng Đạo, Q1 (Ảnh: VNE)

Bệnh “lún” đã khiến các cơ quan chức năng phải liên tục chi tiền tỉ để sửa chữa, bù lún cho công trình và đến thời điểm này, chi phí sửa chữa đã lên đến hàng trăm tỉ đồng và vượt quá số tiền xây lắp ban đầu…

PGS-TS Lê Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Địa tin học (đơn vị thực hiện quan trắc lún mặt đất trên địa bàn TP.HCM) cho rằng, trên thực tế, hiện tượng lún tại TP.HCM đã xuất hiện từ lâu và không chỉ làm hư hại các công trình hạ tầng giao thông, mà còn gây ra hàng loạt sự cố đối với nhà ở của người dân.

Ngay từ năm 2003, các sự cố sụp, lún đất ở H.Hóc Môn làm ảnh hưởng đến 42 hộ gia đình. Đến năm 2004, mức độ lún càng nghiêm trọng khi bất ngờ xuất hiện 30 hố sụt sâu hơn 2m ảnh hưởng lên phần diện tích rộng đến 4 ha ở Q.9.

Tình trạng lún còn làm xuất hiện hiện tượng nhiều trụ giếng khoan khai thác nước ngầm bị trồi lên trong khi mặt đất hạ thấp xuống ở Q.Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Cụ thể như tại khu công nghiệp Tân Tạo (Q.Bình Tân) có trụ giếng khoan bị trồi đến 30 cm. Nguyên nhân, theo ông Trung, do quá trình khai thác nước ngầm tại khu vực này dần tháo khô các lớp tầng chứa nước, làm hình thành các lỗ rỗng khiến mặt đất bị sụp và trồi trụ giếng khoan lên.

Biến dạng mặt đất 

UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Tài nguyên – Môi trường lập dự án đánh giá, phân tích lún cho toàn TP bằng kỹ thuật Insar vi phân. Kỹ thuật này sử dụng ảnh vệ tinh radar đa thời gian (thu nhận nhiều thời điểm khác nhau), dựa trên độ lệch pha động của sóng điện từ để tính toán độ dịch chuyển của từng vị trí trên mặt đất, từ đó xác định vị trí lún, đánh giá mức độ lún theo thời gian cho từng quận – huyện, phường – xã. 

Lý giải tình trạng lún ngày càng nhanh tại TP.HCM, ông Trung cho rằng diễn biến lún thời gian qua có mối liên quan với tốc độ phát triển đô thị. Bởi quan trắc cho thấy thời điểm nhiều khu vực trên địa bàn TP bị lún nhanh cũng trùng với thời điểm tốc độ phát triển đô thị tăng mạnh.

Trong đó, 2 mốc quan trọng là việc lập thêm 5 quận mới ở TP vào năm 1997 và việc phát triển đô thị, các khu công nghiệp từ năm 1998. Quá trình đô thị hóa kéo theo nhiều diện tích mặt đất bị bê tông hóa, tình trạng san lấp kênh rạch nở rộ trong khi nhu cầu khai thác nước ngầm tăng mạnh là những nguyên nhân gây ra hiện tượng biến dạng mặt đất.

Trong khi đó, ông Hoàng Ngọc Kỷ – TSKH về địa chất – phân tích, cấu tạo đất vùng ĐBSCL nói chung và TP.HCM nói riêng đều có lớp trầm tích trẻ, dạng bùn, bở rời, sâu 30 – 40m, nhiều nơi vốn là các lòng sông cổ trước đây nên lún nhiều là đương nhiên.

Theo ông Kỷ, hầu hết các khu vực chạy dọc các con sông, rạch như Bình Thạnh, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ… đều cấu tạo từ các lớp đất yếu có độ dày mỏng khác nhau. Do đó, trong quá trình xây dựng các công trình nhà ở cũng như đường sá, hàng loạt khối bê tông nặng nề được đặt trên nền đất yếu gây ra hiện tượng lún và trượt, làm hư hại các công trình này.

Quy hoạch đi ngược với quy luật tự nhiên

Ở góc độ bao quát hơn, GS-TSKH Lê Huy Bá (Viện Khoa học – Công nghệ – Quản lý môi trường) – cho rằng hiện tượng lún nghiêm trọng kéo theo ngập lụt gia tăng tại TP.HCM là hệ quả của việc phát triển quy hoạch đi ngược với quy luật của tự nhiên.

Theo ông Bá, ai cũng biết nguyên tắc biến đổi khí hậu sẽ làm nước biển dâng nhưng trong quy hoạch vẫn cứ phát triển và mở rộng đô thị về các vùng trũng, thấp ở đông nam TP và thực hiện các công trình lấn biển. Chẳng hạn, khu vực Q.7, Nhà Bè càng đi về phía Cần Giờ thì địa chất càng yếu và dễ xuất hiện các đứt gãy trong lòng đất nhưng mức độ đô thị hóa ngày càng tăng.

Sự xuất hiện của các con đường lớn như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Thập vô tình tạo thành các con đê chắn ngang khiến tình trạng ngập ở Q.7 ngày càng nặng. Khu vực đã bị bê tông hóa như Phú Mỹ Hưng có thể không ngập nhưng xung quanh lại ngập nặng và lan ra quận 4, 8 và toàn bộ khu nội đô.

“Trong tương lai khi nước biển dâng thì xã Hiệp Phước (H.Nhà Bè) sẽ là khu vực ngập đầu tiên, kế đó là Q.7. Bởi vậy, nếu xây dựng khu đô thị Hiệp Phước và tiếp tục mở rộng khu Phú Mỹ Hưng thì tình trạng lún và ngập càng nghiêm trọng. Tương tự, nếu đô thị hóa Q.2 thì tình trạng ngập lụt sẽ đổi dòng về phía trung tâm Q.1” – ông Bá khuyến cáo.

Ông Bá cho rằng, TP.HCM nên chú trọng việc phát triển đô thị về hướng bắc và tây bắc (như Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức…) bởi các khu vực này nền đất cứng nên chi phí cho việc xây dựng tại đây thấp hơn từ 3 – 4 lần so với xây dựng tại vùng trũng đông nam (vì ít tốn chi phí chống lún, chống ngập, chống phèn, chống ăn mòn kim loại, chống nước biển dâng…).

(Theo Thanh Niên)

Có thể bạn cũng quan tâm

Công trình công – quản trị tư

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

Phát triển giao thông xanh không chỉ là chuyển đổi phương tiện xanh

Carbon trong Kiến trúc

Đảm bảo dòng chảy môi trường để hình thành khung sinh thái đô thị cho sông Tô Lịch và các sông nội đô Hà Nội

Bài trước Đầu tư sàn bán lẻ tại trung tâm thương mại, tại sao không?
Bài tiếp Hà Nội đẹp vì Hà Nội có linh hồn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Sắp xếp bộ máy là cơ hội để tạo đột phá trong phát triển đô thị

Báo Xây dựng 19/03/2025
Phản biện

Hoàn thiện thể chế để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các đô thị di sản

Ashui.com 03/03/2025
Phản biện

Phát triển đô thị TOD cần tránh dẫn đến bất cân xứng lợi ích

Ashui.com 27/02/2025
Phản biện

Giải pháp căn cơ hóa giải ùn tắc giao thông

Ashui.com 18/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?