By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Nhùng nhằng chuyện quy hoạch tượng và tượng đài

Ashui.com 23/10/2011
9 phút đọc
SHARE

Quy hoạch tổng thể tượng đài trên địa bàn thành phố là một trong những vấn đề quan trọng. Đã có lộ trình triển khai từ năm 2009 về chương trình nghiên cứu định hướng phát triển hệ thống tượng và tượng đài trên địa bàn thành phố đến năm 2025.

Báo động chất lượng

Trong những tháng cuối năm, song song với “độ nóng” về những vấn đề kinh tế, đời sống, an toàn giao thông…, câu chuyện tìm hiểu hệ thống tượng và tượng đài cũng không phải là chuyện đã quên trong hướng đi tới của thành phố.

Hàng ngày, chạy theo vòng xoay ngã sáu Sài Gòn, ít ai chú ý đến hiện trạng tượng Thánh Gióng gần như quá “khiêm tốn, bé bỏng” trong không gian vây quanh của các tòa nhà cao tầng, những bức pa-nô quảng cáo hoành tráng dựng đứng.

  • Ảnh bên: Tượng đài truyền thống đấu tranh của công nhân lao động TPHCM tại ngã bảy, quận 10, TPHCM. (Ảnh: An Dung)

Điều đáng nói, theo chân những nhà chuyên môn khảo sát, chúng tôi ghi nhận hiện trạng xuống cấp của tượng Thánh Gióng: tay phải bị nứt, bong xi măng, ló cốt sắt, chất liệu kết dính và hỗn hợp bị lão hóa, không còn độ bám với cốt sắt. Và với sự trùng tu tạm thời cũng khó bảo đảm độ bền vững với thời gian!

Tượng Trần Nguyên Hãn, bên cạnh tượng Quách Thị Trang đặt tại bùng binh chợ Bến Thành, chất liệu tượng  có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng: nền móng lún sụp do mưa nắng, dẫn đến tình trạng lệch trọng tâm của tượng chính trên cao, đuôi ngựa bị xệ, nứt. Về độ an toàn cũng đáng cảnh báo khi tượng nằm giữa trung tâm thành phố với không gian công cộng khá rộng.

Đi một vòng về hướng bến Bạch Đằng, tượng Trần Hưng Đạo, một thời được xếp loại có ưu thế cảnh quan gần bên bờ sông thoáng, đẹp, tình trạng chẳng hơn gì các tượng trên. Tượng Trần Hưng Đạo cũng có vết rạn nứt, xi măng không còn kết dính vào cốt sắt. Về không gian, tượng đã bị “thu nhỏ” trong cảnh quan các tòa nhà nguy nga mới mọc.

Tìm hiểu thêm các tượng Lê Lợi (ngã ba Hùng Vương – 3 Tháng 2), tượng Phan Đình Phùng (góc đường Châu Văn Liêm – Hải Thượng Lãn Ông), tượng An Dương Vương (ngã năm Lý Thái Tổ – Nguyễn Tri Phương) cho thấy các tượng đều mang “căn bệnh” trên!

Vẫn chờ tiêu chí

Kiến trúc sư Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM cho biết, qua chương trình nghiên cứu bước đầu của sở và Hội Kiến trúc sư TPHCM, cho thấy chất lượng và vị trí của một số tượng, tượng đài không còn phù hợp với tính hiện đại và nhu cầu phát triển của một thành phố lớn. Do vậy, hướng đề xuất bước đầu đối với hệ thống tượng, tượng đài đã được đặt ra cho nhiều trường hợp. Có tượng phải đặt lại vị trí tương thích cảnh quan mới; có tượng vẫn giữ nguyên vị trí cũ nhưng cần xây dựng lại theo hướng nâng cao chất lượng mỹ thuật, chọn lựa chất liệu giá trị, bền vững…

Cụ thể, cần nâng cấp xây dựng mới như tượng đài Trần Hưng Đạo (đường Hai Bà Trưng – Tôn Đức Thắng), đúc đồng thay cho xi măng cốt thép hay tượng đài Thánh Gióng (ngã sáu, quận 1) cần nghiên cứu, có thể đúc đồng sáng tác mới và phải mô tả được hình tượng sức trẻ, anh hùng của Thánh Gióng cùng ngựa sắt phun lửa theo truyền thuyết.

Một số trường hợp đáng lưu ý, như tượng đài Quang Trung (trước chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10) nên thay thế vào tượng Nguyễn Tri Phương. Bởi chính địa điểm này từng gắn liền với Đại đồn Chí Hòa, vùng đất do chính ông xây dựng để chống thực dân Pháp… 

Quy hoạch hệ thống tượng, tượng đài luôn bị động

Từ năm 1995, chúng tôi là một trong những người được giao nhiệm vụ khảo sát, điều tra thực trạng các tượng đài và cũng đã báo cáo hiện trạng hệ thống tượng, tượng đài thành phố đến năm 2010. Hiện nay, với phương án từng bước theo chương trình trên là đúng đắn. Tuy nhiên, theo tôi, tiêu chí quan trọng nhất là phải gắn kết công việc này với cơ quan có trách nhiệm quy hoạch tổng thể thành phố. Chính đây mới là “đầu não” để chi phối các ngành quy hoạch, từ không gian đô thị, nhà ở, đến không gian công cộng, không gian mỹ thuật… Việc xây dựng, phát triển đô thị ồ ạt trong thời gian qua đã phát sinh khá nhiều điều bất cập; vì vậy, chắc chắn công việc quy hoạch hệ thống tượng, tượng đài của chúng ta luôn ở thế bị động!

Nhà điêu khắc Nguyễn Thành Thi (Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM)

Về nhóm tượng và tượng đài xây dựng sau năm 1975, phần lớn đều mang ý nghĩa phản ánh sự kiện lịch sử cách mạng. Qua 30 năm xây dựng, một số tượng, phù điêu bằng chất liệu xi măng hoặc đá mài đã bị nứt nẻ, xuống cấp. Phương án tu bổ, cải tạo, nâng cấp dành cho nhóm tượng này cũng cần chú trọng như tượng đài Chiến thắng Nam Thủ Đức, Bắc Thủ Đức, tượng đài Chiến sĩ Mậu Thân, quận Tân Phú, tượng đài Nam Kỳ khởi nghĩa, huyện Hóc Môn…

Tuy nhiên, với hướng đề xuất cải tạo, nâng cấp các tượng qua điều tra, khảo sát chỉ là bước đầu của chương trình nghiên cứu, định hướng phát triển hệ thống tượng và tượng đài trên địa bàn TPHCM. Vấn đề quan trọng tiếp theo là việc định ra các tiêu chí gắn với quy hoạch tổng thể của thành phố.

Theo kiến trúc sư Trần Tuấn Anh, do đây là chương trình nghiên cứu mang tính đặc thù, chưa có tiền lệ nên các tiêu chí lịch sử, văn hóa, thể loại, gắn kết môi trường mỹ thuật không gian, gắn kết quy hoạch kiến trúc đô thị, tính tiêu biểu khu vực, quốc gia, việc đầu tư xây dựng, phân cấp quản lý… sẽ được bàn bạc giữa Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị tư vấn như Hội Kiến trúc sư TPHCM, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM, Hội Mỹ thuật TPHCM, các sở, ban, ngành, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan… Các tiêu chí sau khi được quy định, là tiền đề định hướng để xây dựng hệ thống tượng, tượng đài phù hợp.

Kim Ửng

  • Quy hoạch, chọn vị trí cho tượng đài ở TPHCM

Có thể bạn cũng quan tâm

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Bài trước Trung tâm mua sắm MyZeil tại Frankfurt am Main
Bài tiếp Sửa luật đất đai để xóa quy hoạch “treo”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

VnEconomy 02/05/2025
Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Hà Nội phát triển đô thị nên “quay mặt” vào sông Hồng

Báo Xây dựng 27/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?