By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Ứng xử với hồ Gươm thế nào cho phải đạo? – p/v KTS Nguyễn Trực Luyện

Ashui.com 28/01/2009
11 phút đọc
SHARE

Với không chỉ người dân Hà Nội, không gian Hồ Gươm luôn được quan tâm đặc biệt. Nhưng ứng xử thế nào cho “phải” với hồ Gươm lại là điều không dễ. Phải chăng vì thế mà các phương án dự thi “Quy hoạch hồ Gươm và vùng phụ cận” vừa được tổ chức trưng bày lấy ý kiến khá khác nhau trong quan niệm ứng xử với không gian này. Trao đổi của chúng tôi với KTS Nguyễn Trực Luyện (ảnh) – nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN:

Đã nhiều năm là Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, nhiều lần lên tiếng bảo vệ hồ Gươm, ông có thể cho biết quan niệm của mình về không gian này?

– Với diện tích mặt hồ không nhỏ, lại nhiều cây xanh, với nhiều điểm đến mang tính tâm linh gắn với người Hà Nội (đền Ngọc Sơn, chùa Vũ Thạch, đền bà Kiệu, chùa Bà Đá, Nhà thờ Lớn), Hồ Gươm là vùng không gian tĩnh, lắng đọng trong lòng một đô thị lớn đang ngày càng ồn ào. Đến với Hồ Gươm là để tìm cảm xúc thảnh thơi, thư giãn, để suy ngẫm về những giá trị văn hóa tinh thần của chốn lịch sử này.

Chưa kể Hồ Gươm còn mang trong lòng câu chuyện truyền thuyết lịch sử thiêng liêng gắn với vua Lê Thái Tổ, hiện thân thành những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc và cụ Rùa Hồ Gươm. Đó là giá trị đặc biệt mà ít đô thị ở ta cũng như trên thế giới có được.

Để giữ được hồn cốt ấy của Hồ Gươm, phải quan niệm đây là một không gian văn hóa cần được bảo tồn và nâng cao giá trị. Vì thế, không thể chất thêm vào không gian xung quanh hồ những công trình kiến trúc quy mô lớn, đông người sử dụng. Lý tưởng nhất là tạo thêm ở đây những không gian xanh, không gian mở cho người dân thư giãn và giao tiếp.

Vậy ông nhận xét thế nào về những phương án “táo bạo”, phá đi rất nhiều công trình kiến trúc xung quanh Hồ Gươm? Ông đánh giá thế nào về hai phương án được chọn để “đồng” trao giải nhì?

– Tôi quan niệm, với không gian quanh Hồ Gươm không thể can thiệp thô bạo bằng con dao bầu. Phá đi những công trình đang có để xây các tòa nhà cao to dành cho thương mại đương nhiên không thể chấp nhận. Nhưng kể cả để dành diện tích cho văn hóa mà phá bỏ những công trình có ý nghĩa đánh dấu kiến trúc của một giai đoạn, hay mang ý nghĩa lịch sử, cũng không phải cách ứng xử hợp lý. Nét cảnh quan kiến trúc mềm mại quen thuộc, gần gũi với người Hà Nội cũng là một giá trị của hồ Gươm cần được gìn giữ.

Vì thế, tôi có cảm tình với phương án của công ty “1+1>2”. KTS Hoàng Thúc Hào và nhóm thực hiện đã hiểu hồ Gươm, và tinh tế trong ứng xử theo hướng bảo tồn gắn với phát triển, phát triển trong lòng bảo tồn nhằm nâng thêm hàm lượng văn hóa của không gian bao quanh hồ. Với những công trình như trụ sở UBND, nhà bưu điện thành phố, trụ sở báo Hà Nội mới… thì chỉnh trang kiến trúc, sửa lại mặt đứng cho hài hòa thống nhất với không gian. Bộ mặt phố thương mại quanh hồ Gươm (phố Hàng Khay, đoạn cuối phố Đinh Tiên Hoàng) cũng sẽ được sửa sang cho văn minh, sạch sẽ. Ý tưởng tạo mảng xanh với sân biểu diễn ngoài trời (ở góc của Sở VH – TT và khu điện lực hiện tại), cũng như mở thông lại khoảng cây xanh trong khuôn viên báo Nhân dân kéo đến tượng Lê Thái Tổ sẽ mở rộng một cách đáng kể không gian hồ, tạo được cảm giác thoáng đãng, lắng đọng.


Trích phương án của liên danh “1+1>2” Group và Academia Italia


Phối cảnh phương án của Nikken Sekkei Civil 

Cùng được trao giải nhì, nhưng tôi không mấy đồng tình với phương án của Nikken Sekkei (Nhật Bản), vì lại chất thêm công trình vào khu vực vốn đã rất nhạy cảm này.

Để tạo dựng không gian văn hóa chung cho Hà Nội, một số cơ quan nhà nước sẽ phải hy sinh. Liệu họ có phản đối?

– Với sở VH – TT và khu Điện lực, tôi nghĩ sẽ không vấp phải khó khăn gì. Ý định xây dựng khu trung tâm thương mại của EVN (tập đoàn điện lực Việt Nam) đã gây xôn xao dư luận cuối năm ngoái, chứng tỏ ngành Điện đã xác định sẽ di dời khỏi vị trí này.

Khó nhất sẽ là phần trụ sở của báo Nhân dân phải bị dỡ bỏ. Trước đây, khu vực này vốn là mảng xanh với cây đa đẹp nhất Hà Nội. Quy hoạch hồ Gươm được lập đầu những năm 1990 cũng giữ khu vực đó là vườn cây, và mở thông ra hồ. Khi báo Nhân dân làm tòa nhà ba tầng dọc phố Lê Thái Tổ, tôi đã có ý kiến phản đối trong hội đồng kiến trúc – quy hoạch Hà Nội, nhưng rất tiếc công trình vẫn được xây. Tòa nhà này đã xóa sổ ý tưởng mở rộng không gian xanh của bờ hồ phía Tây. 

Ông vừa nhắc đến quy hoạch chi tiết hồ Gươm và vùng phụ cận của những năm 1990. Chắc chắn quy hoạch này vẫn đang có hiệu lực. Nhưng giới KTS Việt Nam đã rất nhiều lần phải lên tiếng vì những công trình kiến trúc xây dựng quanh hồ Gươm. Vậy quy hoạch đó… để làm gì?

– Chúng ta làm quy hoạch chi tiết, và quy hoạch này đã được phê duyệt ở cấp cao, nhưng lại không được tôn trọng và không thực hiện theo quy hoạch đó. Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch hồ Gươm đầu những năm 1990, rồi cũng chính Bộ đồng tình việc xây trung tâm thương mại EVN không theo quy hoạch.

Tôi vừa được nghe thông tin Hà Nội quyết định sẽ xây đền thờ Lý Thái Tổ ngay phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, phá nhà bát giác (nhà kèn) đi. Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình của nhiều giới, hội KTS cũng không tán thành ý tưởng này, không hiểu trong quy hoạch hồ Gươm vừa làm nói trên có đề xuất nào “cho phép” công trình này mọc ra tại vị trí đó không?

Với những công trình xây dựng ven hồ Gươm, điểm nhấn đẹp nhất của Hà Nội, lẽ ra phải có những yêu cầu rất khắt khe về diện mạo kiến trúc. Nhưng ngay cả những công trình xuất hiện gần đây như trung tâm thương mại Tràng Tiền plaza, tòa nhà Bảo Việt… cũng rất nhạt nhòa, không tạo được ấn tượng. Ông có thể lý giải điều này?

– Với tòa nhà Bảo Việt và ngân hàng VPBank, chủ đầu tư đã cùng Hội KTS tổ chức cuộc thi, chọn được phương án giải Nhất khá tốt, triển lãm lấy ý kiến của nhân dân cũng được đồng thuận cao. Tiếc là vì những lý do ẩn khuất khó hiểu đã không thực hiện được theo phương án đó. Tòa nhà đã xây khá đồ sộ, như anh em với “Hà Nội vàng” xưa, trở thành vật cản với cảnh quan và không gian hồ Gươm.

Công trình Hàm Cá mập thiết kế không “xấu” như vậy, nhưng chủ đầu tư tự không làm theo mẫu thiết kế để lấn chiếm không gian, nên hồ Gươm mới phải chịu đựng một di vật xấu xí như thế.

Vậy năm mới, ông có tin hồ Gươm sẽ được “nâng niu” đúng với giá trị không?

– Quy hoạch hồ Gươm lần này hy vọng sẽ là việc làm thức tỉnh, để chúng ta nhìn nhận đúng hơn về giá trị đích thực của không gian này. Còn Hà Nội có dùng kết quả cuộc thi làm cơ sở để giữ hồ Gươm hay không thì… thực tiễn chỉ cho phép tôi nhen nhóm hy vọng mà thôi.

Khánh Linh thực hiện

>> Hồ Gươm – giữa cái không tưởng và hiện thực 

Có thể bạn cũng quan tâm

Vì sao phải khẩn trương xây dựng quy hoạch chung, bản đồ nền, chuyên đề cấp xã, phường?

Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt

Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?

Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển kinh tế “siêu đô thị” TPHCM

Tọa độ mới của siêu đô thị TPHCM

Bài trước Ho Tram Resort
Bài tiếp Quyền uy nghệ thuật châu Á của một phụ nữ Việt
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoạiQuy hoạch đô thị

Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?

Báo Xây dựng 27/05/2025
Đối thoại

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

KTSG Online 13/05/2025
Đối thoại

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

KTSG Online 12/05/2025
Đối thoại

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

KTSG Online 10/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?