By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Xử lý chung cư cũ bùng nhùng vì thiếu minh bạch – p/v TS Phạm Sỹ Liêm

Ashui.com 06/03/2009
7 phút đọc
SHARE

“Đừng nghĩ đầu tư xây lại chung cư nguy hiểm là làm ơn cứu dân, mà phải làm đền cho dân. Khi triển khai phải đảm bảo công khai, minh bạch mới không phát sinh mâu thuẫn hay phản kháng…“- Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam góp lời về hướng cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội.

Việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội đang triển khai chậm. Không những thế, mỗi chung cư lại làm một kiểu nên khiến dân thắc mắc. Theo ông “gốc rễ” của những mâu thuẫn dẫn đến bế tắc trong cải tạo chung cư tại Hà Nội là gì?

TS Phạm Sỹ Liêm (ảnh bên): – “Gốc” là từ chủ trương, quan điểm. Về cải tạo chung cư cũ nói chung, hiện nay, với những người có thế chấp hoặc có công ăn việc làm tử tế, Nhà nước cho vay tiền thoải mái để xây sửa nhà cửa cũng như mua sắm ôtô, vật dụng. Với chính sách tài chính như vậy, những người dân sống trong chung cư có thể vay tiền để tự cải tạo nhà mình ở chứ không phải dựa vào “ông đầu tư” nào cả.

Sẽ có một “ông đầu tư”, nhưng “ông đầu tư” đóng góp thế nào – dân sẽ đảm bảo để “ông” có lãi. Nhưng “ông” làm việc gì, làm thế nào… phải công bố rõ, có như vậy người dân không bị động ngồi đợi.

Còn với nhà nguy hiểm đừng quan niệm đó là hỗ trợ hay bao cấp cho dân, chính đơn vị xây chung cư đó phải có trách nhiệm bảo hành, họ phải đền cho dân. Đành rằng nhà đó đã được bán cho dân, nhưng vì chất lượng không đảm bảo nên sớm rơi vào diện nguy hiểm thì phải đền cho dân. Đây không phải bao cấp!

Nếu không rõ cái lý lẽ này, các chung cư khác sẽ hỏi sao họ không được bao cấp, hỗ trợ cho họ?! Cho nên các chung cư trong diện này phải nói rõ “đây không phải bao cấp mà là đang phải đền. Vì  xây hỏng nên phải đền”. Có như vậy họ mới không thắc mắc.

Tóm lại, với nhà nguy hiểm, trước đó ai xây thì bây giờ phải đền. Nên có cơ quan có đại diện cho dân cư sống trong toà nhà nguy hiểm đứng ra thương lượng với bên có trách nhiệm phải đền bù. Vì chính những người dân ở đó mới là chủ thể chứ không phải ai đó đến đây bố thí cho dân. Những người có trách nhiệm, phải có trách nhiệm đền cho dân. Nếu chung cư đó ở trong tình trạng khẩn cấp thì cũng phải đền dân một cách khẩn cấp.

Không thể vì khẩn cấp mà không bàn với dân

Theo một số điều luật thì chính quyền có quyền can thiệp với những công trình nguy hiểm có tính khẩn cấp. Người dân không chịu di dời thì buộc phải cưỡng chế. Và Hà Nội cũng căn cứ vào tính khẩn cấp này để đưa vào qui chế một đặc thù là chỉ định chủ đầu tư cho các chung cư nguy hiểm cấp D.  Nghĩa là, sống trong các chung cư nguy hiểm cấp D, người dân sẽ phải chịu sự áp đặt về chủ đầu tư…?

Nhà nước có trách nhiệm quản lý, chăm lo đời sống cho dân nhưng không phải muốn dân thế nào dân phải làm thế đó. Dân có Hội đồng nhân dân, có nhiều tổ chức đại diện cho họ…

Tình huống khẩn cấp chỉ là tạm thời. Ví dụ: “anh” chuyển “tôi” vào đây để khỏi bị tai nạn bất chợt, còn về lâu dài sẽ phải phá đi, xây lại thì phải bàn bạc và hành xử đúng luật. Không thể lấy lý do khẩn cấp mà không bàn bạc với dân.

Qui chế gì cũng từ thực tiễn mà ra, không thể ngồi tưởng tượng ra được. Nếu Hà Nội đã coi B6 Giảng Võ (ảnh bên) như một dự án thí điểm thì từ thực tiễn đó phải rút ra mấy nguyên tắc cần nắm vững:

Thứ nhất, “tôi” mua phải nhà chất lượng kém thì “tôi” phải được đền. Đáng ở 60 năm nhưng “tôi” đã ở 30 năm rồi, thì cùng tính toán sự hưởng lợi phần còn lại.

Thứ hai, những người sống trong chung cư đó phải đóng vai trò làm chủ chứ không thể chỉ là nạn nhân. Dân phải được tham gia bàn bạc bình đẳng với chính quyền các cấp, các tổ chức, cơ quan.

Thứ ba, khi những người sống trong chung cư đó đã làm chủ rồi thì phải có phần đóng góp trách nhiệm của mình, chứ không nên ngồi chờ bao cấp. Dân cũng không nên ỉ “tôi” đã rơi vào tình trạng thế này thì “ông” nào muốn phá phải cho tôi thế này thế kia thì “tôi” mới đi. Việc cải tạo là lợi ích của cả Thành phố.

Trong việc cải tạo chung cư cũ nguy hiểm, ông có gợi ý thêm gì về cách làm?

Nếu định khoán hoàn toàn cho nhà đầu tư thì không được.

Khi giải tán một chung cư cũ để xây lại, ai có lợi ích gì phải nói rõ ra. Thành phố được cái gì, người dân được gì, chủ đầu tư đến đây được gì? Ai đuợc bao nhiêu thì phải đóng góp tương xứng. Cứ công khai, minh bạch hạn chế việc ai đó lãi nhiều còn dân bị thiệt thòi. Và chỉ có công khai, minh bạch thì mới không nảy sinh phản kháng hay mâu thuẫn…

Tràng An Nguyễn (thực hiện)

Có thể bạn cũng quan tâm

Vì sao phải khẩn trương xây dựng quy hoạch chung, bản đồ nền, chuyên đề cấp xã, phường?

Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt

Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?

Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển kinh tế “siêu đô thị” TPHCM

Tọa độ mới của siêu đô thị TPHCM

Bài trước M House
Bài tiếp Hợp tác liên đô thị
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoạiQuy hoạch đô thị

Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?

Báo Xây dựng 27/05/2025
Đối thoại

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

KTSG Online 13/05/2025
Đối thoại

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

KTSG Online 12/05/2025
Đối thoại

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

KTSG Online 10/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?