By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
    Báo Xây dựng 28/07/2025
    Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
    Ashui.com 27/07/2025
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

“Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới”

Ashui.com 18/06/2013
7 phút đọc
SHARE

“Tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm” là cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) nêu lên tại hội thảo “Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau” diễn ra tại thành phố Cần Thơ, ngày 17/6. 

Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy tổ chức.

 

Dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy triển khai thực hiện từ tháng 5/2012 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Ngoại giao Na Uy. 

Qua nghiên cứu, từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và những chuyến đi thực địa, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đã đưa ra kết luận miền Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục. Riêng tại tỉnh Cà Mau, vì bề mặt của hầu hết tỉnh chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét, nên sụt lún được xem là nguyên nhân dẫn đến mất đất liên tục, sự hư hại của rừng ngậm mặn ven biển, sự xâm thực mạnh của nước biển vào hệ thống sông ngòi… 

Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, dữ liệu thu được từ vệ tinh cho thấy, trong 20 năm qua tỉnh Cà Mau đã mất đất hoặc bờ biển bị thụt vào từ 100m đến 1,4km. Đánh giá sơ bộ, sụt lún ở Cà Mau có thể đã lên đến 30 đến 70cm ở nhiều nơi. Nếu không hạn chế và dừng ngay việc bơm nước ngầm thì toàn tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới. Cách thực tế nhất để ngăn chặn sự sụt lún là dừng hoặc hạn chế việc bơm nước ngầm trong khu vực, thay vào đó là sử dụng nước từ các nhà máy nước. 

Tiến sỹ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết nếu lấy diện tích tỉnh Cà Mau là 5.300km2 thay vì 4.350km2 thì tốc độ sụt lún là 1,56-2,3 cm/năm thay vì 1,9-2,8cm/năm (theo cách tính của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy).

Theo tiến sĩ Văn, nguyên nhân lún là do khai thác quá mức nước dưới đất thường tập trung quanh các bãi giếng. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Cà Mau có hơn 100.000 giếng khoan, trung bình 20 giếng/km2, hút khoảng 370.000m3/ngày. Số giếng khoan trên không phân bố đều trên toàn tỉnh mà tập trung vào một vài nơi ở đô thị. Do đó, khu vực này được xem là nơi có thể xảy ra lún lớn hơn nhiều so với tốc độ sụt lún là 1,56-2,3cm/năm.

Theo đánh giá của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, sự lún, sụt đất do bơm nước ngầm là vấn đề thường gặp và đã, đang và sẽ diễn ra ở nhiều nơi tại Cà Mau cũng như các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề lún nghiêm trọng nhất hiện xảy ra ở những nơi có đất sét mềm, dễ bị nén liên kết với tầng đất sâu hơn hoặc tầng sỏi…

Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, từ sự sụt lún đang diễn ra, tỉnh Cà Mau sẽ đối mặt với hậu quả như mất đất tự nhiên; xói mòn bờ biển tăng do bờ biển chìm; rừng ngậm mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; tăng độ mặn của nước trong kênh rạch và sông; xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ngầm…

Tại hội thảo,Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy khuyến cáo Chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng được thông báo về khả năng sụt lún mà tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Từ đó, các hành động khắc phục, giảm thiểu tác hại sẽ được lên kế hoạch và thực hiện trước khi quá muộn.

Bên cạnh đó, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy cũng đề xuất một số biện pháp phòng ngừa sụt lún đất, xâm nhập mặn, xói mòn tại Cà Mau như dừng tất cả các hoạt động bơm từ nguồn nước ngầm; đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước và mạng lưới đường ống dẫn nước mới; xây dựng các tuyến đê xung quanh bờ biển…

Dự kiến, trong giai đoạn 2 của dự án, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy sẽ tiến hành lập bản đồ địa chất của tỉnh Cà Mau, thực hiện chương trình giám sát lún, phân tích chi tiết hơn về sụt lún dựa trên dữ liệu mới, thu thập và phân tích dữ liệu mực nước biển và hiện trạng biển, lập mô hình các trường hợp sóng dâng khi có bão do có sự thay đổi./.

Thanh Sang

Có thể bạn cũng quan tâm

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero

Xe buýt điện TPHCM tăng mạnh, cần hạ tầng đi theo

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông đường bộ

Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh lấy con người làm trung tâm

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của lớp vỏ bao che tòa nhà văn phòng tại 3 thành phố có điều kiện khí hậu khác nhau ở Việt Nam

Bài trước Dự luật đất đai vẫn gây nhiều quan ngại
Bài tiếp Singapore – “khu vườn của thế giới”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tái chế thủy tinh phế thải sản xuất gạch xây dựng bền vững
Công nghệ mới 28/07/2025
Từ quy hoạch đến hạ tầng: Bước đột phá cho Khánh Hòa tăng trưởng hai con số
Tin trong nước 28/07/2025
Dư địa lớn cho sự phát triển của trường bất động sản Hải Phòng
Bất động sản 28/07/2025
Khởi động chương trình Triển lãm quốc tế về thiết kế và thi công Nhà Gỗ To trong Rừng (Gỗ To Exhibition)
Sự kiện 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Giải phápNăng lượng - Môi trường

Bí mật dưới đường ray: Thụy Sĩ “chơi lớn” để cứu hành tinh

Ashui.com 22/06/2025
Kinh tế / Pháp luậtNăng lượng - Môi trường

Điện mặt trời trong khu công nghiệp: Cần thêm “cú hích” chính sách

VnEconomy 10/06/2025
Góc nhìnNăng lượng - Môi trường

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

KTSG Online 20/05/2025
Năng lượng - Môi trườngSự kiện

Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Ashui.com 16/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?