By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Quy hoạch luộm thuộm khiến Hà Nội nhạt nhòa bản sắc

Ashui.com 28/04/2009
9 phút đọc
SHARE

Hà Nội đã từng được người Pháp quy hoạch tôn trọng thiên nhiên môi trường và bản sắc văn hoá riêng. Giờ đây với quy hoạch mở rộng, Hà Nội cần phải tìm một số điểm nhấn, đặc trưng để phục hồi cảnh quan cũ mà “trong quá trình phát triển không đúng hướng, phát triển ồ ạt đã làm mất đi bản sắc”.

“Quá độ phát triển”

Theo một chuyên gia địa lý kinh tế đến từ Đại học Hamburg (Đức): Hà Nội đang ở giai đoạn “Quá độ tiến triển” bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ mới.


Hồ Gươm xưa (nguồn ảnh: Ashui.com) 

Trong quá trình chuyển tiếp của xã hội đô thị Việt Nam dẫn đến sự khác biệt xã hội về thu nhập, giáo dục, kích cỡ gia đình và sự phân cấp xã hội. Số người thuộc giới trung lưu đô thị tăng nhanh chóng, dẫn tới xu hướng tư nhân hoá phát triển đô thị mạnh mẽ, đem theo nguy cơ phân mảnh không gian xã hội.

Một vấn đề khác là giai tầng xã hội này tiếp nhận lối sống tiêu thụ tài nguyên lớn trong khi những ứng xử mang tính thân thiện với môi trường hầu như chưa có chuyển biến.

Hơn nữa, khi được mở rộng, không chỉ địa giới hành chính của Hà Nội được mở ra, mà đô thị này còn ôm vào lòng những vùng miền văn hoá, di sản, phong cách khác nhau; làm thế nào để khối văn hoá phong phú vẫn giữ được bản sắc riêng của từng vùng miền, không bị pha trộn và đồng hoá cũng là một vấn đề đáng xem xét trong chiến lược phát triển.

Ông Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục di sản, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch thừa nhận: Hà Nội đã từng được người Pháp quy hoạch khá tốt, tôn trọng thiên nhiên môi trường và bản sắc văn hoá riêng. Do vậy trong quy hoạch, Hà Nội cần tìm một số khu vực đặc trưng để phục hồi cảnh quan cũ mà “trong quá trình phát triển không đúng hướng hay ồ ạt đã làm mất đi”.

“Thành phố mặt nước”

Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu vấn đề, Hà Nội đang dần mất đi yếu tố đặc trưng là một thành phố trên mặt nước.

Ông Quốc nói, để tiến tới xây dựng Hà Nội thành một đô thị phát triển bền vững, các nhà quy hoạch cần tập trung hiện đại hoá giao thông đường sông và thoát nước tại chỗ.

“Chỉ có cách đó mới tạo được mục tiêu, vẫn giữ được bản sắc riêng cho Hà Nội, không để Hà Nội bị nhạt nhoà vào các đô thị bê-tông khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thân thiện“, ông Quốc nói.

  • Ảnh bên : Hồ Trúc Bạch, Hà Nội

Chuyên gia Paul Schuttenbelt hưởng ứng: “Sông Hồng có thể coi là một trong những trụ cột của thành phố với tài nguyên thiên nhiên và văn hoá ở hai bên bờ sông kết nối với khu phố cổ, thành trì, hồ Tây, Đông Anh – Cổ Loa… Hiện nay dòng sông không nhận được sư chú ý thích đang và đang mất đi sự quan trọng của nó trong giới hạn văn hoá và môi trường.”

Từ góc nhìn này, ông Paul Schuttenbelt gợi ý, trong chiến lược phát triển của Hà Nội cần khôi phục lại dòng sộng như là trục văn hoá và môi trường chính, đồng thời bảo vệ và có kế hoạch sử dụng tích cực với các vùng đất xung quanh khu vực các dòng sông.

Thương hiệu đô thị

Bản chất đô thị là yếu tố của con người và văn minh, nằm ở những người dân thành phố, vật thể và toà nhà, chất lượng cơ sở hạ tầng. Đây cũng là nội dung quan trọng để tạo ra sự khác biệt, hấp dẫn giữa các đô thị.

Theo chuyên gia quy hoạch đô thị Paul Schuttenbelt, City-branding (quảng bá thương hiệu thành phố) hiện là cụm từ thông dụng mà nhiều thành phố Châu Âu đã đặt ra như một chính sách hiện hành để đẩy mạnh đất nước của họ, làm cho thành phố của họ thật sự khác biệt. Và đây cũng là một vấn đề không thể thiếu được trong kịch bản phát triển Hà Nội chính là quảng bá thành phố.

  • Ảnh bên : City-branding hiện là cụm từ thông dụng mà nhiều thành phố Châu Âu đã đặt ra như một chính sách hiện hành để đẩy mạnh đất nước của họ, làm cho thành phố của họ thật sự khác biệt và khơi dậy sự tự hào của người dân địa phương. (Ảnh: metemute.org )

Ông Paul cho rằng để có được chiến lược phát triển đúng đắn, Hà Nội phải xác định rõ điểm đặc biệt thu hút (USP – Unique Selling Point) để nhấn mạnh vào tính khác biệt nổi bật của Hà Nội đi kèm với đó là thông điệp rõ ràng, tất cả các chiến lược hành động đều phải trung thành với thông điệp đó và cần có những hành động cụ thể ngăn cản sự phát triển nào trái ngược với mục tiêu đề ra.

Dẫn ví dụ Muscat, thủ đô của Oman đã rất thành công với mô hình này. Ông Paul kể, mặc dù Muscat và Oman được ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên đẹp và giàu có về di sản văn hoá nhưng những người ngoài cuộc vẫn không có những ấn tượng rõ ràng về nó. Khi những nhà chức trách nhận ra rằng cần phải làm điều gì đó để quảng bá thành phố, họ và những chuyên gia quy hoạch đã chọn ra 4 chủ đề chính để tập trung đầu tư: du lịch, thông tin kỹ thuật, giáo dục và đầu tư.

Mục tiêu là thu hút khách du lịch, làm đơn giản hoá các điều luật kinh tế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào giáo dục để khuyến khích những công việc kỹ năng và tạo nên ngành thông tin kỹ thuật có ưu thế, đồng thời khuyến khích niềm kiêu hãnh quốc gia của người dân địa phương.

Một nghiên cứu của giới chyên gia đô thị cũng khẳng định: “Bề dày lịch sử, tín ngưỡng và sự đam mê được ủng hộ bởi cở sở hạ tầng và sự xúc tiến” chính là điều một thành phố cần đến để trở thành nhãn hiệu toàn cầu. Điều này đúng với Ấn Độ: tín ngưỡng và thần linh có thể trở thành USP để quảng bá thành phố: Bombay không bao giờ dùng từ chết cho linh hồn; Delhi sống cuộc sống to lớn; Kolkata có di sản của sự lao động trí óc.”

“Những giá trị này có thể được sự dụng bởi các thành phố để xây dựng nhãn hiệu của học đến những người có liên quan nắm giữ tài chính, khách du lịch, những nhà đầu tư kinh tế, hay cả những công dân địa phương“, ông Paul nói.

Hoàng Hường

>> Hà Nội phải là đô thị có sức cạnh tranh cao 

Có thể bạn cũng quan tâm

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Bài trước Banteay Chmar với những điêu khắc lạ
Bài tiếp The Estella nhận giải thưởng Green Mark Gold
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

VnEconomy 02/05/2025
Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Hà Nội phát triển đô thị nên “quay mặt” vào sông Hồng

Báo Xây dựng 27/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?