By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
    Kinh tế & Đô thị 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Amsterdam – Kinh nghiệm phát triển bền vững

Ashui.com 30/01/2017
9 phút đọc
SHARE

Amsterdam có nhiều điểm nổi bật về phát triển đô thị bền vững mà các thành phố khác trên thế giới cần học hỏi, đó là những bài học về chính sách và các dự án thực thi tại đây. 

Amsterdam là Thủ đô của Hà Lan được thành lập từ một làng chài nhỏ bên bờ sông Amstel. Năm 1270, người ta xây dựng một con đê ngăn lũ ở đây và đặt tên là Amsterdam. Từ đó, tên con đê cũng là tên của thành phố và Thủ đô của đất nước Hà Lan. Về sau sự phát triển thương mại với các nước dọc bên bờ Địa Trung Hải và biển Baltic đã tạo cho Amsterdam trở thành một thương cảng quan trọng và sầm uất của châu Âu.

 

Amsterdam là một trong số ít các thành phố trên thế giới có xe đạp nhiều hơn dân số. Tương tự như ở Đan Mạch, đi xe đạp là một phần của lối sống cư dân đô thị tại Amsterdam bởi thành phố đã xác định đây là bước quan trọng và hợp lý đối với việc tạo ra một thành phố bền vững. 

Vào năm 1623, để mở rộng đường thông thương và sử dụng các con sông hiệu quả, Hà Lan đã phát triển một mạng lưới kênh rạch khổng lồ kéo theo các công trình được xây dựng dọc theo các con sông, các đầu mối kênh đào, hình thành nên một thành phố như hiện nay.

Năm 1962, kênh đào Amsterdam – Rhein được hoàn thành, từ đó các con kênh phụ được đào để nối với kênh chính, hình thành hơn 90 khu đảo nối liền bằng 600 cây cầu theo đủ loại phong cách kiến trúc. Chính vì thế, Amsterdam được mệnh danh là “Venice phương Bắc”.

Tuy không ở vào một vị trí “đắc địa” cho việc xây dựng một Thủ đô lâu dài, nhưng trải qua hàng thế kỷ được các cư dân nơi đây xây dựng và phát triển, Amsterdam ngày nay đã trở thành một trong những thành phố nổi tiếng thế giới về văn hóa nghệ thuật và khoa học. Thế nhưng, ngày nay, người ta biết đến Amsterdam nhiều hơn cả là đô thị phát triển bền vững.

Đô thị hóa trong những năm gần đây đã dẫn đến việc các chính phủ phải có thêm nhiều sáng kiến hướng tới việc tạo ra một môi trường đô thị bền vững. Thành phố là cơ hội tốt để ứng dụng công nghệ mới như giao thông công cộng, hệ thống sưởi ấm và làm mát tiên tiến, đặc biệt là công nghệ ứng dụng trong công trình xanh. 

Amsterdam sẽ là một trong những thành phố đầu tiên bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu, bởi vậy bằng nhiều cách khác nhau, các nhà lãnh đạo đã quyết tâm lựa chọn phát triển phương pháp vận chuyển giảm thiểu CO2. Đó là phương thức chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang hình thức công cộng thuận tiện nhất, đặc biệt nhấn mạnh sử dụng xe đạp.

Năm 2003, 50% cư dân Amsterdam sử dụng xe đạp trong cuộc sống hàng ngày (trong khi ở Mỹ chỉ 1% dân số sử dụng xe đạp). Có được kết quả này do là chính sách quy hoạch rất sớm từ những năm 60-70, chính quyền thành phố tập trung vào giải quyết các vấn đề giao thông vận tải thành phố. Chiến dịch loại bỏ dần xe tư nhân, phát triển xe đạp xuất phát từ những lo ngại về chất lượng cuộc sống và ô nhiễm không khí đã bắt đầu tăng khoảng thời gian đó. Vì thế, Amsterdam được quy hoạch ngay từ đầu với 450km đường xe đạp.

Cùng với đó là chính sách phát triển các dự án “Đường phố Thông minh” với sự kết hợp từ nhiều doanh nghiệp trong thành phố. Các dự án này tập trung chủ yếu vào giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, các tuyến phố để giảm lượng khí thải CO2 thông qua việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và khuyến khích thay đổi hành vi của người dân. 

Nhiều dự án đã thiết lập trong 4 lĩnh vực khác nhau: không gian công cộng bền vững, giao thông bền vững, cuộc sống bền vững và làm việc bền vững. Mục tiêu của dự án thông minh này là để kiểm tra các công nghệ môi trường và chương trình thí điểm trong thành phố. Những sáng kiến sau đó sẽ được thử nghiệm để rút ra bài học thành công và hạn chế rủi ro, tăng tính bền vững khi ứng dụng quy mô lớn hơn. Quá trình này tạo ra nền tảng cho các giải pháp bền vững sau này. 

Một trong những dự án tốt nhất trong số các dự án nêu trên là dự án “Climate Street” (tạm dịch là “Đường phố vì khí hậu”). Trên các đường phố này, đã có nhiều công nghệ khác nhau được ứng dụng sẽ được thử nghiệm để tạo ra các giải pháp bền vững cho các đường phố khác trong thành phố. Dự án tập trung vào các doanh nghiệp, không gian công cộng và dịch vụ hậu cần. 

Một vài ví dụ bao gồm việc thực hiện đo lường thông minh mức tiêu thụ năng lượng, đèn thông minh tự động mờ tắt khi không có người, tích hợp chiếu sáng đường phố sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng,… Song song với dự án này là nhiều dự án khác được đưa ra cùng một lúc nhằm tạo ra nhiều tác động trực quan về tính bền vững. Các dự án và chương trình hành động này đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các thành phố khác, tạo ra một nền tảng cho sự thay đổi rộng rãi. Các thông tin thu thập được từ các dự án được chia sẻ trên trang web để đảm bảo chia sẻ kiến thức (sustainablecities.dk). 

Như vậy có thể thấy, bài học quan trọng thu thập từ Amsterdam chính là sức mạnh tổng hợp của chính sách quyết liệt, sự quyết tâm của thành phố. Sự quyết tâm thể hiện trong đổi mới chính sách giao thông như nâng cấp và mở rộng hệ thống xe lửa, xe điện, tàu điện ngầm và cơ sở hạ tầng xe đạp; ứng dụng các dự án thông minh, chú trọng không gian công cộng, khuyến khích công trình xanh… Chính phủ cũng như cộng đồng đóng vai trò quyết định trong thực hiện thành công chính sách đô thị bền vững. Bài học kinh nghiệm này sẽ giúp cho quá trình hoạch định chính sách và lập quy hoạch tạo ra một môi trường tốt hơn cho nhiều đô thị trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Khánh Phương 
(Báo Xây dựng)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Phát triển đô thị bền vững: Định rõ một hành lang pháp lý thống nhất

Hội thảo quốc tế về phát triển đô thị bền vững và trung hòa carbon tại Việt Nam

Thiết kế kiến trúc – đô thị thông minh và bền vững: Những yêu cầu mới trong đào tạo kiến trúc sư

Tản mạn từ hồn đô thị đến các thành phố biển ở Việt Nam

Phát triển hạ tầng đô thị xanh, an toàn và bền vững

TỪ KHÓA:Amsterdamđô thị bền vững
Bài trước Trung Quốc ô nhiễm nặng vì vài giờ đón giao thừa
Bài tiếp Nghịch lý di sản văn hóa
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Nhìn ra thế giới

Kinh nghiệm quản lý thành phố xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ashui.com 03/05/2021
Nhìn ra thế giới

10 con số thú vị về kinh đô xe đạp của thế giới

Ashui.com 24/10/2017
Góc nhìn

Ưu tiên nào cho đô thị bền vững?

Ashui.com 26/07/2017
Nhìn ra thế giới

Vancouver – điển hình về quy hoạch đô thị bền vững

Ashui.com 10/05/2017
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?