By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Sự kiện

Sa Huỳnh – 100 năm phát hiện, nghiên cứu

Ashui.com 22/07/2009
10 phút đọc
SHARE

Nhân kỷ niệm 100 năm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tổ chức triển lãm giới thiệu những hiện vật mới với tên gọi Sa Huỳnh – 100 năm phát hiện, nghiên cứu. Cùng với sự kiện này, từ ngày 22-24/7, một cuộc hội thảo cấp quốc tế về văn hóa Sa Huỳnh được tổ chức với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học đến từ các nước trên thế giới và khu vực.

Qua một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định nền văn hóa Sa Huỳnh đã tồn tại hơn 5.000 năm, ở vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên (CN) đến cuối thế kỷ thứ 2 sau CN, kéo dài từ thời hậu kỳ đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt. Địa bàn phân bố chủ yếu của văn hóa Sa Huỳnh là ở khu vực Nam Trung bộ Việt Nam mà trung tâm hiện thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Phía Bắc, văn hóa Sa Huỳnh có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở khu vực Bình Trị Thiên cho đến Hà Tĩnh. Phía Nam, giao thoa với các văn hóa thời đại kim khí lưu vực sông Đồng Nai ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận cho đến vùng Đông Nam bộ.

  • Ảnh bên : Mộ chum hình cầu tại di chỉ Bãi Cọi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, văn hóa Sa Huỳnh cũng có sự ảnh hưởng và giao thoa với các nền văn hóa lớn khác trong khu vực như Trung Hoa cổ xưa, Ấn Độ cổ xưa và nhiều nền văn hóa khác ở Đông Nam Á. Đỉnh cao của nền văn hóa này là cơ sở để hình thành nhà nước cổ đại đầu tiên ở miền Trung Việt Nam: nhà nước Lâm Ấp – Chăm Pa. Cùng với các nền văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (Đồng Nai, miền Nam) đã tạo thành tam giác văn hóa – là ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam.

Đặc biệt, với kết quả khảo cứu của Viện Khảo cổ học quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi, bước đầu đã xác định được toàn bộ diện mạo của nền văn hóa này. Đó là những đặc trưng phân bố thường gắn với các địa hình cồn, bàu; đặc trưng di tích điển hình là mộ táng với ba loại hình mộ táng: mộ chum, mộ nồi chôn úp nhau và mộ đất, trong đó mộ chum chiếm số lượng lớn nhất và đặc trưng nhất. Mộ chum Sa Huỳnh có các dạng chính: chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình cầu… Kích thước chum khá đa dạng, chum lớn nhất có chiều cao tới 1,8m, đường kính 1m, đa phần cao dưới 1m, đường kính 50 – 60 cm. Quy mô cũng như phân bố các mộ trong di tích Sa Huỳnh cũng rất khác nhau, có những bãi mộ có hàng trăm chiếc nhưng cũng có những di tích chỉ phát hiện vài ba mộ. Các mộ chum thường không chôn theo quy luật nhưng rất hiếm trường hợp mộ cắt phá nhau. Đặc trưng di vật của văn hóa Sa Huỳnh phần lớn là đồ tùy táng được chôn theo các ngôi mộ trong các di tích, gồm đồ gốm, đồ trang sức bằng đá, thủy tinh, ngọc trai… Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự đa dạng trong phương thức khai thác kinh tế, trong đời sống tinh thần của cư dân văn hóa Sa Huỳnh.

Tuy nhiên, cũng như nhiều hoạt động khảo cổ khác, các di chỉ đã được phát hiện cho đến nay vẫn chưa có điều kiện khảo cổ tuyệt đối và đang gặp nhiều khó khăn trong việc giữ gìn nguyên trạng, các di vật đã thu thập được rải rác ở nhiều bảo tàng khác nhau, trong nhiều bộ sưu tập khác nhau, đang rất cần được có một bảo tàng riêng để tập trung về, nhằm giữ gìn và giúp người xem có được một hình dung đầy đủ về nền văn hóa đặc sắc này.

  • Ảnh bên : Một kiểu trang sức đặc sắc được tìm thấy của nền văn hóa Sa Huỳnh.

Theo TS. Phạm Quốc Quân  – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 100 năm nghiên cứu Sa Huỳnh, kết quả rất đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lỗ hổng trong trưng bày văn hóa Sa Huỳnh cần được khỏa lấp bằng các phát hiện mới, hiện vật mới từ khai quật khảo cổ học… Cha ông ta đã để lại cho ngày nay một khối lượng di sản đồ sộ và kỳ thú không kém bất cứ nền văn minh cổ nào trên thế giới, nhưng dường như không mấy ai mường tượng nổi, bởi chúng bị xé nát thành những sưu tập nhỏ, trưng bày khiêm tốn ở một số bảo tàng  của Việt Nam. Vậy nên, cần có một bảo tàng riêng trưng bày về văn hóa Sa Huỳnh ở ngay tại miền Trung Việt Nam, với đại diện là tỉnh Quảng Ngãi mà trong đó, thông qua những bộ di vật đặc sắc và hấp dẫn của những giai đoạn phát triển trước Sa Huỳnh, hậu Sa Huỳnh, tiền Chăm Pa, giới thiệu một cách khá toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần, hoạt động kinh tế, cơ tầng xã hội, sự phát triển nội tại, sự tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài của nền văn hóa này với thế giới. Chắc chắn đây sẽ là một “sản phẩm hàng hóa” đặc sắc mang nhãn hiệu miền Trung Việt Nam. Nó không chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh mà sẽ là một địa chỉ tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Nền văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê, một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi đó là Kho chum Sa Huỳnh. Từ đó đến nay đã có khoảng 80 di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện, hàng ngàn di chỉ được nghiên cứu khai quật. Ít nhất 3 cuộc hội thảo quốc gia về văn hóa Sa Huỳnh đã được tổ chức vào các năm 1981, 1995 và 1999 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Hội An. Hàng trăm báo cáo khoa học, luận án tiến sĩ, đề tài khoa học cấp bộ đã được thực hiện và công bố. Qua đó đã đem đến những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển của một nền văn hóa vô cùng đặc sắc, làm sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. 

Hà Dương

>> Trăm năm Sa Huỳnh 

Có thể bạn cũng quan tâm

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới

[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững

Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái

[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng

Bài trước Vị trí của biển trong văn hóa Sa Huỳnh
Bài tiếp Nhà thờ Donau City – cuộc phiêu lưu về không gian
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Sự kiện

Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”

Ashui.com 08/05/2025
Sự kiện

Công bố thành lập Hội Gỗ xây dựng TPHCM (SAWA)

Ashui.com 26/04/2025
Sự kiện

[P4G 2025] Thông qua Tuyên bố Hà Nội về chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Chinhphu.VN 18/04/2025
Sự kiện

Báo Dân trí tổ chức tọa đàm về sắp xếp tỉnh thành, tạo không gian phát triển

Ashui.com 09/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?