By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Dự án thành phố sông Hồng: Thít chặt lòng sông, sao thoát được lũ?

Ashui.com 25/07/2009
6 phút đọc
SHARE

Thu hẹp lòng sông là kế hoạch đe doạ cuộc sống ở châu thổ sông Hồng trong mùa mưa lũ, nhiều nhà khoa học phát biểu như vậy tại hội thảo phản biện xã hội về vấn đề tiêu thoát lũ trong dự án xây dựng thành phố sông Hồng ở Hà Nội.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hòa Phương (khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), sông Hồng đoạn từ Phú Thọ đến cửa Ba Lạt đang ở giai đoạn già của một dòng sông (thể hiện ở quy luật uốn khúc quanh co) và hệ thống đê là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng này.

  • Ảnh bên : Sơ đồ quy hoạch thành phố sông Hồng (Ảnh: Phạm Yên) 

Theo dự án thành phố sông Hồng, ngoài việc gia cố 33,8 km đê hiện tại (đoạn chảy qua Hà Nội), một tuyến đê mới với chiều dài 41,7 km nằm sát lòng sông sẽ được xây dựng mới.

Ý tưởng này được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hòa Phương ví von: “Khoảng cách giữa hai thân đê ở đoạn qua Hà Nội bị thu hẹp lại tương tự như thít cổ một con rắn và khiến con rắn sẽ nổi khùng, lồng lộn dữ dằn hơn ở cả phía thượng lưu lẫn hạ lưu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cả khu vực châu thổ sông Hồng sẽ có thêm nhiều vùng đất ven sông bị sạt lở giống như Phúc Thọ, Tứ Liên, Ngọc Thụy hiện nay”.

Cùng quan điểm này, ông Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, cho rằng, sông Hồng phải được đảm bảo thông thoát cho dòng chảy lũ, giải tỏa tối đa các vật kiến trúc cản trở hành lang thoát lũ.

Để đảm bảo an toàn, sông cần có bãi sông, nhất là lòng cả để nước mùa lũ chảy. Do đó, không thể đắp trùm hết bãi sông để biến thành đường, thành nhà cửa được.

Đê điều phải được kiên cố thêm. Đắp đến đâu, đắp thế nào, Cục Quản lý Đê điều & Phòng chống Lụt bão cần có trách nhiệm tính toán.

  • Ảnh bên : Người dân thủ đô tới xem “Quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội” (Ảnh: Phạm Yên)

Phát biểu tại hội thảo, nhiều nhà khoa học cũng nghi ngờ về năng lực chính trị dòng sông của đội ngũ chuyên gia tham gia dự án khi đây là kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thế Bá (Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam), cho biết, ông đã sang Hàn Quốc, tận thấy sông Hàn, một con sông không hề giống sông Hồng.

Hai bên bờ sông Hàn là núi trong khi hai bên bờ sông Hồng là đồng bằng. Nước sông Hàn rất trong, ít phù sa trong khi nước sông Hồng quanh năm đục ngầu, lượng phù sa trung bình gần 100 triệu tấn/năm.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hoà Phương cũng phân tích sự khác biệt giữa sông Hàn và sông Hồng, rồi kết luận: “Sông Hồng dài hơn sông Hàn rất nhiều. Nó lại hung dữ, không êm ả như sông Hàn. Chế độ thủy văn của hai con sông này cũng khác nhau một trời một vực”.

Từ những so sánh trên, các nhà khoa học đều cho rằng, giải pháp nạo vét lòng sông Hồng nhằm thoát lũ mà dự án thành phố sông Hồng đề xuất là vô nghĩa.

Nếu chỉ nạo vét đoạn chảy qua Hà Nội, phần được nạo vét sẽ được lấp đầy nhanh chóng. Còn nạo vét đến tận cửa Ba Lạt ở Nam Định là điều không tưởng. Việc xây dựng thành phố sông Hồng theo mô típ của Seoul (Hàn Quốc) là cách làm không khoa học.

Tiến sĩ Phạm Xuân Sử, Chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, cho hay, Hội sẽ tập hợp ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, ý kiến của nhân dân để gửi tới các cơ quan có thẩm quyền và tiếp tục tổ chức các hội thảo, nhằm tạo diễn đàn thu hút các ý kiến phản biện.

Quý Hiên

>> Siêu dự án đô thị ven sông Hồng: Giới chuyên môn đứng ngoài? 

[ Chuyên đề : Dự án “Thành phố sông Hồng” ] 

Có thể bạn cũng quan tâm

Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt

Chuyển đổi xanh giao thông đô thị: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Bài trước Giữ nét quê ở chốn… nhà quê!
Bài tiếp Thận trọng khi đầu tư nhà, đất ở Mỹ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
Tin trong nước 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

VnEconomy 19/06/2025
Phản biện

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

VnEconomy 16/06/2025
Phản biện

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Tạp chí Xây dựng 04/06/2025
Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?