By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Ám ảnh ùn tắc đô thị Hà Nội: Xé nát quy hoạch, 2 km “nhồi” 40 chung cư

Ashui.com 02/01/2021
9 phút đọc
SHARE

Xé nát quy hoạch đô thị kiểu mẫu; 2 km đường “cõng” 40 tòa chung cư… là những “điểm đen” trên bản đồ thực hiện quy hoạch của TP.Hà Nội. 

Đường “oằn mình” gánh chung cư

Thực trạng đường nhỏ bé nhưng oằn mình gánh sức ép từ chung cư theo xu thế đô thị nén tương đối phổ biến ở phía tây nam Hà Nội tạo nên thảm cảnh đường tắc, thiếu trường, lớp đông, ô nhiễm khói bụi…

Khu vực này có không ít “con đường đau khổ” vì quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch như đường Tố Hữu, giá bất động sản khó tăng vì tắc đường; đường Nguyễn Tuân (Q.Thanh Xuân) chỉ rộng khoảng 6 m, dài chừng 1 km nhưng gánh tải của hơn 20 tòa chung cư cao tầng…


Đường Lê Văn Lương dài khoảng 2 km nhưng có đến 40 tòa chung cư bám theo
(Ảnh: Lê Quân)

Trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu là huyết mạch kết nối trung tâm với phía tây nam của TP.Hà Nội. Đây là tuyến đường “trẻ tuổi” nhưng sớm nổi tiếng là “con đường đau khổ” vì chỉ 2 km đường phải “cõng” đến 40 tòa cao ốc. Các chuyên gia đánh giá, dọc theo con đường này, tốc độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt, nhiều năm liền là điểm nóng bất động sản, mặt hàng chủ yếu là chung cư, không ít dự án có mật độ xây dựng đến hơn 60% quỹ đất.

Theo thống kê của TP.Hà Nội, có đến hơn 6.000 căn chung cư của các dự án bám theo 2 km đường Lê Văn Lương. Có thể kể đến một số dự án có số lượng căn hộ khủng: 18T1 và 18T2 có 600 căn; Golden Palm có 450 căn hộ; Star City có 462 căn hộ; Hà Nội Center Point có 360 căn hộ…

Anh Trần Đức Tuấn (38 tuổi) mua căn hộ dọn đến khu Trung Hòa Nhân Chính từ năm 2010 nên cảm nhận rất rõ cuộc sống thay đổi như thế nào trong 10 năm qua vì quy hoạch nhồi nhét nhà cao tầng.

“10 năm trước, đường thông, hè thoáng, thênh thang. Bây giờ, hễ trời mưa là buộc phải ra quán ăn. Nguyên nhân rất đơn giản là tắc đường, không thể về nhà nên tranh thủ lúc chờ đường bớt tắc thì ngồi ăn tối”, anh Tuấn than thở và cho biết, nhiều nhà cũng làm như vậy.


Đường Lê Văn Lương là một trong những tuyến đường mới mở nhưng đã phải “oẳn mình cõng” lỗi của quy hoạch
(Ảnh: Lê Quân)

Có lẽ vì mật độ đã căng cứng nên chỉ cần có động thái muốn “nhồi” thêm cao ốc vào khu này, sẽ gặp phản ứng dữ dội của người dân. Đầu năm 2019, hàng trăm hộ dân ở khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính (Q.Cầu Giấy) rần rần phản đối, gửi đơn thư đến nhiều cơ quan chức năng khiếu nại việc Sở Quy hoạch và Kiến Trúc chấp thuận đề xuất xây dựng tòa nhà 18 tầng nổi, 3 tầng hầm của Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tại nơi vốn có mật độ xây dựng cao này.

Theo nhiều cư dân ở đây, việc phá vỡ quy hoạch đô thị đã diễn ra trong suốt hơn 20 năm qua, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo tài liệu thu thập được, Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính có diện tích 32 ha, do Vinaconex làm chủ đầu tư, được phê duyệt lần đầu năm 1998, năm 2001 khởi công xây dựng và đến 2006 đưa vào vận hành. Đây là dự án từng được coi là một trong những khu đô thị thương mại kiểu mẫu đầu tiên ở TP.Hà Nội. 

Quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt năm 1998 thể hiện, mật độ xây dựng tại khu đô thị này là 34,88% với 8 tòa nhà cao trung bình từ 6,7 – 7,5 tầng. Sau gần 20 năm, qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, đến nay, mật độ xây dựng khu Trung Hòa Nhân Chính đã tăng lên hơn 50%, với 16 tòa nhà cao tầng, chiều cao từ 17 – 34 tầng.

Việc liên tục bị điều chỉnh, xây dựng theo hướng tăng mật độ khiến không ít cư dân ở khu Trung Hòa Nhân Chính lo lắng về nguy cơ thiếu hụt trầm trọng hạ tầng: cây xanh, bãi đỗ xe, trường học…


Cụm chung cư HH do doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư được nhiều người nhìn nhận là một trong những công trình phá nát khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm
(Ảnh: Gia Hân)

Điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng ở góc độ doanh nghiệp thì chủ đầu tư nào cũng muốn xây cao tầng để có cơ hội gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó, thực trạng điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện, để lại hậu quả lớn về hạ tầng xã hội: giao thông thì tắc đường, mở thêm đường vẫn tắc vì dân số quá đông, với gần 10 triệu người ở Hà Nội, lượng phương tiện gia tăng nhanh.

Trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng không phát triển kịp, tắc đường là khó tránh. Mặt khác, quy hoạch lỗi còn gây ra tình trạng thiếu trường học, lớp đông; chất lượng y tế chăm sóc sức khỏe người dân kém; ô nhiễm môi gia tăng, khó khắc phục…

Theo giới chuyên gia, để giải quyết được bài toán quy hoạch đô thị của Hà Nội thì cần hoàn thành việc quy hoạch các khu đô thị vệ tinh càng sớm càng tốt. Việc này có thể giúp tạo tiền đề giãn hàng triệu dân, có thêm 25.000 ha đất đai để di dời các cơ sở công nghiệp, trường học, thêm cơ sở để khởi nghiệp…

Bên cạnh đó, cần xác định rõ về xu hướng không phát triển đô thị nén mà đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng từ ngoại ô vào nội đô cũng được nhiều nước triển khai. Người dân sống ở ngoại thành, làm việc ở nội thành vừa có chất lượng cuộc sống cao, vừa giảm áp lực lên hạ tầng đô thị. Gần đây, xu hướng ra ngoại thành sống ở nước ta đã dần manh nha, tuy còn nhiều khó khăn, bất cập, nhưng tương lai sẽ ổn hơn nếu hạ tầng giao thông tốt hơn.

Lê Quân

(Thanh Niên)

Có thể bạn cũng quan tâm

Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Bài trước Khám phá vẻ thơ mộng của mùa xuân phương Bắc
Bài tiếp Năm 2021 sẽ không thiếu nhà ở bình dân
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Israel phát triển vật liệu xây dựng sinh học hấp thụ CO₂, thay thế xi măng
Công nghệ mới 11/07/2025
Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững
Góc nhìn 11/07/2025
TPHCM: Dừng sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho tuyến metro số 2
Kinh tế / Pháp luật 11/07/2025
Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Tạp chí Xây dựng 04/06/2025
Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?