By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
    Công bố thành lập Hội Gỗ xây dựng TPHCM (SAWA)
    Ashui.com 26/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Bất động sản

Bất động sản thách thức triển vọng phát triển

Ashui.com 08/04/2013
10 phút đọc
SHARE

Bong bóng trên thị trường bất động sản được dự báo sẽ làm lu mờ triển vọng phát triển của Việt Nam, gây khó khăn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính và xã hội. 

Nhận xét trên được Viện Kinh tế Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đưa ra trong kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vào ngày 5 và 6/4 tại Nha Trang.

 

Vỡ nợ, bán tháo… và đói vốn 

Báo cáo viết, cùng với các vụ vỡ nợ, bán tháo…, căn bệnh đói vốn của thị trường bất động sản dường như “đang vào giai đoạn trầm kha nhất”. Việc hạn chế cho vay phi sản xuất đã khiến cho bất động sản đóng băng, giá nhà đất bị kéo xuống, các dự án nhà đất không được triển khai… nhiều công ty phải cay đắng chấp nhận vỡ nợ. 

Không ít nhà đầu tư thứ cấp, nhỏ lẻ cũng đã phải ngậm đắng nuốt cay chỉ vì ôm quá nhiều nhà, đất. Tình trạng vỡ nợ, doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc góp phần làm tăng tỉ lệ thất nghiệp. Nhiều vụ việc bị khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đe dọa, đòi nợ thuê cũng đã diễn ra vừa qua gây ảnh hưởng đến xã hội. Những người khi bị bắt vì vỡ nợ thời gian qua cũng thừa nhận trước cơ quan điều tra rằng, phần lớn tiền vay của người này hiện giờ đang nằm trong bất động sản. 

Tồn kho bất động sản: 112.000 tỉ đồng hay 200.000 tỉ đồng? 

Theo số liệu mới nhất mà Bộ Xây dựng trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ước tính giá trị tổng lượng vốn tồn kho trong lĩnh vực bất động sản khoảng 112.000 tỉ đồng.

TPHCM và Hà Nội là nơi có nhiều dự án bất động sản lớn, chiếm khoảng gần 50% thị trường bất động sản cả nước, cũng là nơi tình hình thị trường khó khăn nhất.

Tổng hợp chưa đầy đủ từ 50 địa phương về tồn kho bất động sản cho thấy kết quả như sau: tồn kho 42.230 căn nhà, gần 93.000 m2 sàn cho thuê, hơn 98.000 m2 trung tâm thương mại, 792 ha đất nền nhà ở, 195 ha đất thương mại khác.

Còn theo số liệu của Quỹ đầu tư Dragon Capital, con số hàng tồn kho căn hộ để bán lên đến 70.000 căn ở cả TPHCM và Hà Nội, chưa tính đến tồn biệt thự, liền kề, và số tiền tồn kho ước tính 200.000 tỉ đồng. Dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng là 254.000 tỉ đồng.

Năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỉ đồng, vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỉ đồng, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia.

Bất động sản gây khó ngân hàng 

Theo số liệu trong kỷ yếu trên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã trở thành ngân hàng dẫn đầu về dư nợ cho vay xây dựng với hơn 42.000 tỉ đồng; tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank với 41.000 tỉ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay bất động sản và xây dựng chiếm đến 14% trong tổng dư nợ.

Ngân hàng Á Châu (ACB) và Sacombank cũng nằm trong danh sách top 10 ngân hàng cho vay bất động sản và xây dựng.

Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á với khoảng 26%. Còn Ngân hàng SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và bất động sản chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay.

Những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố vì tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi.

Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực bất động sản và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147.000 tỉ đồng, bằng khoảng 73% dư nợ bất động sản được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011.

Tuy nhiên, Viện Kinh tế Xây dựng tính toán khoản dư nợ bất động sản của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỉ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỉ đồng theo báo cáo của ngân hàng.

Nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản 

Bộ Xây dựng cũng đã có một số trích dẫn số liệu từ Ngân hàng nhà nước cho biết, đến ngày 31-10-2012, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỉ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31-12-2011.

Nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản. Riêng dư nợ tín dụng bất động sản tại Hà Nội khoảng 23,7%. Còn tại TPHCM, cho vay bất động sản chiếm khoảng 47,8% tổng dư nợ bất động sản toàn quốc.

Cụ thể, số dư nợ này được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết khoảng 85.000 tỉ đồng. Theo đó, số nợ này chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn.

Riêng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 66.084 tỉ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp…) là 18.916 tỉ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khoảng 4.145 tỉ đồng, chiếm 6,27% tổng dư nợ kinh doanh bất động sản.

Bộ Xây dựng cho rằng, nợ xấu chiếm khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản, nhưng đại đa số doanh nghiệp nợ bất động sản khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.

Doanh nghiệp thua lỗ, phá sản 

Trong năm 2012 có 17.000 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản bị thua lỗ (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản phải dừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 2.637 doanh nghiệp (năm 2011 là 2.411 doanh nghiệp).

Trong năm 2012, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Hiện các doanh nghiệp đều mong muốn “thoát” khỏi thị trường bất động sản nhưng hàng không bán được, mà phá sản cũng không ai cho. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn muốn được ngân hàng “siết” nợ bất động sản với giá bằng giá trị đã định giá trước đó, vì trước đó ngân hàng đã… lỡ định giá quá cao. 

Tư Hoàng (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản sau một năm nữa

Nhận diện thị trường bất động sản năm 2024 trong bối cảnh mới

Cần thẳng thắn nhìn nhận thị trường bất động sản vẫn méo mó

Vì sao người Việt mất gần 50 năm mới mua được nhà?

TỪ KHÓA:bất động sản Việt Namgiải cứu bất động sản
Bài trước Năm 2016 phải xong đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở
Bài tiếp Lợi ích đất nước và “cuộc cờ” bất động sản
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Công trình công – quản trị tư
Phản biện 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion
Kiến trúc 06/05/2025
Hà Nội: Tăng tốc thực hiện nhiều dự án hạ tầng trọng điểm
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Bất động sản

Một góc nhìn mới về phân loại bất động sản

Ashui.com 16/01/2023
Bất động sản

Nhìn lại những “điểm trũng” của thị trường bất động sản 2022

Ashui.com 27/12/2022
Bất động sản

HoREA đồng tình không “giải cứu” bất động sản

Ashui.com 10/12/2022
Bất động sản

Giải quyết khủng hoảng bất động sản bắt đầu từ đâu?

Ashui.com 29/11/2022
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?