By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Chuyên gia Nga đề ra giải pháp “cứu” Di sản thế giới Mỹ Sơn

Ashui.com 15/08/2015
9 phút đọc
SHARE

Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa, sinh hoạt tôn giáo của đất nước Chămpa từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13. Quần thể kiến trúc này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1999, tuy nhiên, trải qua sự mài mòn của thời gian cũng như sự tàn phá của chiến tranh, công trình này hiện đã bị xuống cấp khá nhiều. 

Nhằm bảo tồn, phục dựng quần thể Di sản Văn hóa thế giới này, hiện các nhà khoa học của Liên bang Nga đang tổ chức nghiên cứu, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần trả lại chân giá trị cho Di sản Mỹ Sơn.  

Để hiểu rõ được nguyên vật liệu, cấu trúc…, làm nên quần thể Mỹ Sơn, các nhà khoa học của Liên bang Nga đã tiến hành phân tích cấu trúc và khoáng chất vật liệu xây dựng quần thể Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam); nghiên cứu một số mẫu gạch kết hợp với nhau, một số mảnh điêu khắc trang trí của ngôi đền… 


Khách quốc tế tham quan Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
(Nguồn: TTXVN) 

Tiến sỹ Aleksei Pakhnevich, Viện cổ sinh học Moskva cho biết, theo các kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các kết luận sau: 

Vật liệu xây dựng đền tại Mỹ Sơn có thể khác nhau về nguồn gốc, đặc tính của việc nung; sự nung gạch không đồng đều; trong việc sản xuất gạch có trộn lẫn cát và các mẫu thực vật; từ các dữ liệu của phương pháp hiển vi điện tử và hiển vi quang học, quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X, gạch nhiệt độ nung thấp, trong khoảng 200-500 độ C; đất sét được dùng như là nguồn nguyên liệu ban đầu cho sản xuất gạch, nhưng không được sử dụng để sản xuất các yếu tố xây dựng trong nghiên cứu. 

Xuất phát từ sự cần thiết phải bảo vệ các bề mặt gạch từ sự xâm nhập của các sinh vật sống bên trong và sự phá hủy từ bên ngoài, các nhà khoa học Nga đã đề ra một số giải pháp nhằm phục chế và bảo vệ Di sản Mỹ Sơn. 

Theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Sergey Nefedkin thì sự xâm nhập của nước là nguyên nhân chính tạo ra sự ăn mòn, phá hủy các lớp bảo vệ gạch cũng như những lớp trong lòng viên gạch đựơc xây dựng tại Mỹ Sơn.

Kết quả phân tích nguyên tố của lớp bề mặt của viên gạch và phần thân gạch cho thấy rằng các lớp bề mặt đã bị mất kết nối của sắt và nhôm, kết quả là, các vết nứt đã được hình thành, sau đó, có sự tàn phá. Chính vì vậy, cần có một lớp phủ bên ngoài bề mặt gạch, ngăn sự thẩm thấu của nước, ngăn chặn sự tàn phá đối với Di sản Mỹ Sơn rồi từ đó đề ra vật liệu, khôi phục trạng thái ban đầu.

Hiện, giáo sư-viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ, Đại học năng lượng Quốc gia Moskva cùng nhóm nghiên cứu đã gia công tạo ra đựơc một loại gạch mà bề mặt những viên gạch được tôi luyện cứng hơn so với các lớp gạch bên trong. Bên cạnh đó, triển khai lắp ghép số gạch này vào một số vị trí tại Mỹ Sơn để quan sát “phản ứng” của thời tiết cũng như các yếu tố ăn mòn, phá hủy gạch tại khu vực Mỹ Sơn.

Việc bảo tồn, tu bổ các tháp Chăm không chỉ có ý nghĩa bảo vệ các di sản văn hóa, mà còn góp phần thiết thực vào việc quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam ra cộng đồng thế giới; nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng làm công tác bảo tồn di tích; đồng thời phát triển du lịch, dịch vụ, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Trong quá trình hợp tác, tu bổ các di tích Chăm từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay, nhiều giải pháp kỹ thuật đã được nghiên cứu và ứng dụng, trong đó có vấn đề thành phần và chất liệu để sản xuất gạch Chăm; tìm hiểu và sử dụng chất kết dính có nguồn gốc từ thảo mộc; phương pháp mài-dán để phục hồi các mảng tường đã sụp đổ; phương pháp khoan neo để gia cố, tăng khả năng liên kết và tính bền vững các khối kiến trúc…

Ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, trong những năm gần đây, trên địa bàn Quảng Nam đã xuất hiện một hiện tượng đáng lo ngại là sự xâm hại của các tác nhân tiêu cực từ môi trường đã và đang phá vỡ mặt ngoài của các tháp, dẫn đến hiện tượng mủn gạch, đe dọa nghiêm trọng đến kết cấu và sự bền vững của các tháp Chăm.

Quảng Nam đang phối hợp với các ngành chức năng và các nhà khoa học tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu nhằm khám phá những bí ẩn cổ xưa, từ đó bảo tồn, phục dựng những công trình kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, trả cho nó về nguyên giá trị.

Hiện nay, một số nhà khoa học Nga đang quan tâm đến vấn đề bảo quản bề mặt tháp Chăm tại Mỹ Sơn để kéo dài tuổi thọ của các công trình kiến trúc này, chống lại sự xâm thực của thời tiết, khí hậu và các tác nhân tự nhiên khác.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, góp phần giải mã một vấn đề từ trước đến nay còn đang bỏ ngỏ, đó là mặt ngoài của tháp Chăm đã được người xưa xử lý, bảo quản như thế nào để có thể đứng vững suốt cả ngàn năm và chúng ta sẽ làm gì để gia tăng sự bền vững cho bề mặt tháp. 

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có nhiều di tích, quần thể di tích mang tầm quốc gia và quốc tế. Trong đó, các kiến trúc Chăm với những đền tháp trên ngàn năm tuổi là bộ phận đặc sắc, tích hợp trí tuệ và sự sáng tạo phi thường của nền văn hóa Chămpa. 

Những ngôi đền tháp, nhóm đền tháp như Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An, Phật viện Đồng Dương, Mỹ Sơn… đã và đang thu hút các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khám phá bí ẩn của người xưa./. 

Nguyễn Sơn 
(TTXVN /Vietnam+)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Mỹ Sơn được coi là Angkor Wat của Việt Nam

Cắm mốc ranh giới, bảo tồn hệ sinh thái Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Đài thờ Mỹ Sơn A10 là Bảo vật quốc gia

Tôn tạo nhiều tháp cổ trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Hơn 60 tỷ đồng trùng tu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

TỪ KHÓA:Mỹ Sơn
Bài trước Hà Nội: Gần 5.000 tỷ đồng xây dựng khu chức năng đô thị Thành phố Xanh
Bài tiếp Cải tạo hồ sinh thái Đống Đa – Quy Nhơn / thiết kế: MIA Design Studio
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Kết nối Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn với Di sản miền Trung

Ashui.com 28/01/2016
Tin trong nước

Hơn 79 tỷ đồng tài trợ bảo tồn di sản văn hóa tại Quảng Nam

Ashui.com 25/09/2015
Tin trong nước

Quảng Nam nghiên cứu công nghệ cao để bảo tồn di tích Chăm

Ashui.com 30/06/2015
Tin trong nước

Bảo tồn di sản Hội An và Mỹ Sơn gặp nhiều khó khăn

Ashui.com 17/12/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?