By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
    Báo Xây dựng 28/05/2025
    Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
    Ashui.com 27/05/2025
    Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Cổng làng và sự biến dịch văn hóa

Ashui.com 22/01/2021
10 phút đọc
SHARE

Cuốn sách “Cổng làng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” dày gần 300 trang với nhiều ảnh, biểu đồ, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành, là sự phát triển từ Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Thu Hà – Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cuốn sách nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số Việt Nam của Liên hiệp các Hội VHNTVN và Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Một cuộc trò chuyện với TS Vũ Thị Thu Hà về cổng làng người Việt.


Cổng Miễu làng Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Cổng làng có giá trị quan trọng trong đời sống người Việt ở châu thổ Bắc Bộ là một chủ đề rộng, mang tính phổ quát nên hẳn chị phải chọn cho mình một tiêu điểm riêng? Và việc tìm tài liệu có phải là thách thức với chị?

TS Vũ Thị Thu Hà: – Cổng làng là một bộ phận cấu thành của thực thể làng Việt, có vai trò và chức năng thể hiện khát vọng, ước mơ người dân làng Việt. Ngoài sự tồn tại của cổng làng như một nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm của con người thì cổng làng còn là vách ngăn, một thứ phân tầng của xã hội Việt Nam, nó là sự phân định giữa bên trong và bên ngoài…

Quá trình tìm tư liệu về cổng làng của tôi bắt đầu từ cuốn “Thằng Vanh – hồi ức thời niên thiếu” của tác giả Phan Hữu Dật. Trong hồi ức về thời niên thiếu, ông viết như sau: “Các làng miền Trung nước ta làm gì có cổng làng. Ở đồng bằng Bắc Bộ, làng có cổng làng thực sự rất vững chắc. Muốn vào làng phải qua cổng làng. Xung quanh làng rào kín mít, chủ yếu bằng các hàng cây tre trồng xanh tốt. Ở làng tôi, người ngoài muốn vào ra ngả nào, chỗ nào cũng được”. Sở dĩ chúng tôi trình bày về châu thổ Bắc Bộ bởi chỉ làng Việt ở Bắc Bộ mới có cổng làng truyền thống.

Nếu làng Việt vùng châu thổ Bắc Bộ được giới nghiên cứu quan tâm bao nhiêu thì chiếc cổng làng lại được ít được chú ý bấy nhiêu. Những tài liệu đề cập đến cổng làng thực sự ít ỏi. Đặc biệt hơn tôi cũng tìm hiểu trên các văn bia ở các làng tôi đã từng đến, tìm trong hương ước của làng, trong tuyển tập 5.000 hoành phi câu đối của tác giả Đinh Bá Thân và Phan Thị Thùy Vinh để tìm xem trên các văn bia có ghi năm xây dựng hay tu sửa cổng làng mục đích để biết được cổng làng đó được xây từ năm nào nhưng đều không cho thông tin nào, mặc dù những việc lớn nhỏ của làng đều được lưu giữ trên các văn bia, văn chỉ của làng… và cuối cùng tôi quyết định dùng phương pháp tập hợp cứ liệu, hồi cố phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn về cổng làng bằng phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian trong suốt 7 năm điền dã về các làng quê để được tìm hiểu thêm về chiếc cổng làng Việt.

Chị có nghe được nhiều câu chuyện đáng suy ngẫm phía sau cánh cổng làng từ các nghệ nhân, những “báu vật nhân văn sống” ở làng?

– Trong các chuyến đi điền dã tôi đã được tiếp xúc với người dân của làng, được nghe những câu chuyện khá thú vị về chiếc cổng làng họ, qua lời kể với niềm tự hào về chiếc cổng và kèm theo những câu chuyện gắn với nhiều tính thiêng của của như chuyện ma quỷ, chuyện xâm hại đến cổng làng thì sẽ nhận được kết cục thật rùng rợn và điều này lại hé lộ trong tôi một câu hỏi bấy lâu nay còn đang thắc mắc(?). Tại sao cổng làng cũ kĩ vẫn còn được lưu giữ mặc cho sự biến đổi đến chóng mặt của cảnh quan làng? Phải chăng con người đã gán cho nó tính thiêng để gìn giữ cổng làng khỏi các thế lực muốn phá bỏ, xâm hại? Hay những câu chuyện đói kém mất mùa của làng năm đó trùng hợp với việc xây cổng làng nên họa tiết trang trí trên cổng là những cây khoai, cây dáy như dấu mốc hay dụ ý nhắc nhở dân làng nhớ đến những ngày đói khổ mà đến lúc ấm no thì cần ôn nghèo kể khổ?

Sự biến đổi của cổng làng cũng thể hiện sự biến dịch về văn hóa. Chị có thể nói khái quát về 2 mặt của vấn đề này?

– Cổng làng của người Việt ở Châu thổ Bắc Bộ có các chức năng: Phòng vệ, kiểm soát, thẩm mĩ, giáo dục và thông tin. Theo thời gian, các chức năng này có vai trò khác nhau. Có lẽ trong thời gian đầu, chức năng phòng vệ đóng vai trò quan trọng. Khi điều kiện kinh tế khá giả những cánh cổng gỗ lớn nặng trịch có tác dụng tốt hơn trong việc chống cướp, chống giặc, ngăn cản nước lũ. Trong thời gian đầu cổng làng chưa được cao lớn rộng rãi, với những trang trí mĩ thuật công phu, tinh xảo với những chữ đại tự, những câu đối thăng trầm nhiều ý nghĩa. Càng về sau chức năng thẩm mĩ và chức năng giáo dục càng được nhiều người đứng đầu và dân làng quan tâm hơn.

Khu vực cổng làng cũng là nơi người ta gặp gỡ trao đổi để đưa và nhận thông tin. Ngoài ra chính bản thân cổng làng cũng có giá trị thông tin. Cổng làng bề thế cho biết đó là một làng trù phú. Cổng làng có nhiều câu đối hay, những đại tự cùng với biểu tượng bút nghiên cuốn thư mách bảo rằng đây là một làng khoa bảng. Cổng làng đơn sơ ít chữ nghĩa, đường làng chưa được lát gạch, gần cổng không có cây cổ thụ cho thấy đây là một làng tương đối mới. Trên ở khía cạnh này có thể nói đến chức năng biểu tượng của làng.

Vai trò và chức năng của cổng làng xưa và nay chính là sự thay đổi của giai đoạn lịch sử nhất định. Xưa kia cổng làng nhỏ gọn, dành cho người đi bộ thì nay cổng làng to rộng xe cộ có thể qua lại dễ dàng phù hợp với những ngôi nhà cao tầng nằm sâu trong làng. Các chữ ghi trên cổng làng trước kia là chữ nho nay được thay thế là chữ quốc ngữ để dễ đọc và nhiều người có thể đọc được. Chức năng phân định làng từ ranh giới giữa khu vực ngụ cư với khu vực canh tác thì nay cổng làng đã vượt ra cả khu vực canh tác. Sự uy nghi và tính thiêng của cổng làng dần dần mất đi bởi diện tích đất dần thu hẹp, người ta có thể sẵn sàng phá dỡ cổng làng vì bị cho là vướng, và thay vào đó là những chiếc cổng chào to, với những dòng chữ mang tính khẩu hiệu “làng văn hóa”.

Có lẽ sự thay đổi đó là tất yếu và phù hợp với xu thế của thời đại?

Cảm ơn chị và chờ đón thêm những công trình nghiên cứu của chị về văn hóa dân tộc!

Việt Văn thực hiện 

(Lao Động)

Có thể bạn cũng quan tâm

Hà Nội: Cổng làng – Một nét văn hóa cần được giữ gìn

Ngẫm từ cái cổng làng

Cổng làng trong phố

Những cổng làng trong lòng thành phố Hà Nội

Cổng làng hay cổng chào?

TỪ KHÓA:cổng làng
Bài trước Đâu là lý do khiến giá nhà ngày càng leo thang?
Bài tiếp Bến Nghé – Dòng sông tâm linh dưới triều Nguyễn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng phương thức xây dựng khô trong thiết kế kiến trúc bền vững tại Việt Nam
Giải pháp 28/05/2025
Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
Sự kiện 28/05/2025
Chính phủ khuyến khích tư nhân đầu tư dự án đường sắt
Kinh tế / Pháp luật 28/05/2025
Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
Sự kiện 27/05/2025
Hải Phòng dự chi hơn 483.000 tỷ đồng chống ngập lụt
Kinh tế / Pháp luật 27/05/2025
Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?
Đối thoại 27/05/2025
Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
Tin trong nước 26/05/2025
Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị
Nhìn ra thế giới 26/05/2025
Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
Sự kiện 26/05/2025
How to make motorcycle emission controls effective
News 25/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?