By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Đề xuất quy hoạch “cắt lớp” – phát triển bền vững đô thị TPHCM

Ashui.com 17/03/2015
10 phút đọc
SHARE

Để phát triển đô thị một cách bền vững, giới chuyên gia kiến nghị TPHCM tập trung nghiên cứu giải pháp quy hoạch “cắt lớp”, xây dựng các khu đô thị giá rẻ theo hướng Nhà nước và người dân cùng làm.  

Nhiều bất cập trong quá trình đô thị hóa

Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về KTXH, TPHCM đã có bước đột phá trong công tác quy hoạch đô thị với những công trình giao thông, kiến trúc hiện đại.

Nhiều công trình đô thị quy mô lớn như: Nam Sài Gòn, các cao ốc khu trung tâm, công trình cải tạo lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, đại lộ Đông Tây, khu công nghiệp Tân Tạo, khu đô thị Thủ Thiêm, các cây cầu vượt sông Sài Gòn… đã tác động tích cực, đưa TPHCM vào hàng các đô thị năng động bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á. 


Để phát triển đô thị bền vững, TPHCM cần xây dựng thêm các khu nhà cho người lao động.
(Ảnh: VGP/Phan Hoàng) 

Tuy nhiên, sự phát triển quá “nóng” về xây dựng cũng đã để lại cho TP một số hệ lụy, phá vỡ quy hoạch chung và cảnh quan đô thị như: Tình trạng ngập lụt đang ngày càng nghiêm trọng; ùn tắc giao thông, mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn thường xảy ra; vấn đề nước sạch chưa thực sự đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân… Đặc biệt, tình trạng xây dựng tự phát ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM vẫn đang là vấn đề nhức nhối. 

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, hiện nay, TPHCM đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến quản lý đô thị mang đặc điểm “vùng đại đô thị” với quy mô 10-20 triệu dân. Đây cũng là vấn đề tất yếu của quá trình đô thị hóa ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Với nguồn lực kinh tế có hạn, người dân sẽ lựa chọn những khu vực có chi phí đất, xây dựng rẻ hơn để an cư lập nghiệp, dẫn đến việc hình thành các khu dân cư tự phát, ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng và phát triển đô thị.

Tại TPHCM, thời gian qua, mặc dù TP đã tập trung nguồn lực để hình thành nên các khu đô thị hiện đại với mong muốn người dân có cuộc sống tốt nhất, nhưng, trái với mong muốn, nhiều người lại quyết định lựa chọn sinh sống tại địa bàn các quận, huyện vùng ven (quận 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh…) cho dù điều kiện sống, cơ sở vật chất, hạ tầng ở những khu vực này vẫn chưa được đầu tư phát triển.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, giới chuyên gia cho rằng, không phải người dân không muốn sinh sống tại những khu đô thị đầy đủ tiện nghi, hiện đại. Nhưng, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người lao động lựa chọn sinh sống tại những khu vực ngoại thành vì giá đất, chi phí xây dựng thấp hơn khá nhiều so với các khu đô thị được đầu tư, xây dựng tại trung tâm TP.

Thực tế cho thấy, việc nhiều người dân tập trung sinh sống tại các quận huyện vùng ven TPHCM đã dẫn đến sự gia tăng dân số tại khu vực. Cùng quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đây là một trong những yếu tố khiến tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị chung của TPHCM. 

Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch “cắt lớp”

Phát triển đô thị một cách bền vững, bài toán đặt ra là làm thế nào để cân đối nhu cầu, khả năng chi trả của người dân với mục tiêu phát triển lâu dài của TP.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, để giải quyết vấn đề này, một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ… đã quy hoạch những khu vực đô thị mà người dân được chủ động mua, bán đất và xây nhà theo khả năng của mình.

Cụ thể, ở những khu vực này, Nhà nước chỉ thực hiện quy hoạch ở mức tối thiểu như làm đường, làm hệ thống cống cấp, thoát nước, hệ thống phòng cháy, chữa cháy… để đảm bảo môi trường sống cơ bản cho người dân. Các chỉ tiêu quy hoạch khác như công viên, cây xanh và các tiện ích công cộng khác tạm gác lại.

Như vậy, giá đất ở các khu vực này sẽ rẻ và phù hợp hơn với khả năng chi trả của người lao động. Những khu vực này có thể coi là khu vực tự phát, nhưng Nhà nước có kiểm soát một phần.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, cách xử lý vấn đề như trên không những hạn chế được tình trạng phát triển đô thị không đúng quy hoạch, mà còn đáp ứng nhu cầu nhà ở giá rẻ trước mắt cho người lao động nhập cư nói riêng và người lao động có thu nhập thấp ở TPHCM nói chung, bên cạnh những loại hình nhà ở giá rẻ khác như nhà ở xã hội…, qua đó từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Theo thời gian, khi KTXH phát triển, đời sống người dân dần được nâng lên, Nhà nước và người dân sẽ cùng cải tạo dần các điều kiện sống trong khu vực như xây dựng thêm công viên cây xanh, thêm trường học, bệnh viện… và sắp xếp chỉnh trang hoặc xây mới các khu nhà ở này.

Nếu cần, Nhà nước có thể đền bù và thu hồi thêm đất để xây dựng các tiện ích khác. Trong trường hợp này, Nhà nước cũng không phải tốn thêm nhiều tiền, vì những chỉ tiêu quy hoạch cơ bản nhất cũng đã được hình thành.

PGS.TS Nguyễn trọng Hòa cho biết, cách thực hiện quy hoạch như vậy được gọi là xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch “cắt lớp”. Đầu tiên là “lớp” cơ bản, bao gồm các hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng nhất. Sau đó, đến hạ tầng xã hội cùng các tiện ích khác.

Để giải quyết các vấn đề đô thị “nhức nhối”, qua đó phát triển đô thị một cách bền vững, TPHCM có thể học hỏi kinh nghiệm này.

Theo đó, trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TP cần xác định ngay các khu vực phát triển đô thị chưa đủ khả năng tài chính thực hiện, nghiên cứu cho phép người dân xây dựng nhà ở theo hướng Nhà nước có kiểm soát một phần (lưu ý các khu vực tập trung nhiều KCN, KCX); tiếp đó phân tầng quy hoạch từ cơ bản đến hoàn thiện để phân kỳ đầu tư sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH chung của TP. 

Với phương án quy hoạch này, bức tranh toàn cảnh đô thị TPHCM sẽ dần hoàn thiện, không những góp phần xóa bỏ các khu nhà trái phép, giải quyết có hiệu quả các vấn đề đô thị “bức xúc”, mà còn giúp số đông người lao động an cư lập nghiệp, đồng hành cùng với sự phát triển của TP. 

Phan Hoàng
(VGP News) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

TPHCM: Kỳ vọng chuyển đổi xanh từ nền tảng tài chính xanh

TP.HCM rà soát quy hoạch đô thị theo ranh giới hành chính cấp xã mới

Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất 6 phân vùng đô thị

TỪ KHÓA:đô thị tphcmquy hoạch TPHCM
Bài trước Thị trường bất động sản: Nguy cơ “bong bóng” quay lại
Bài tiếp Cần đổi mới chính sách tái định cư
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Phát triển đô thị TOD cần tránh dẫn đến bất cân xứng lợi ích

Ashui.com 27/02/2025
Quy hoạch đô thị

TP Hồ Chí Minh quy hoạch đô thị thông minh gắn với nền kinh tế số và hạ tầng hiện đại

Ashui.com 23/02/2025
Quy hoạch đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đô thị đa trung tâm như thế nào?

Ashui.com 15/01/2025
Tin trong nước

TPHCM sẽ phát triển theo mô hình đa trung tâm với 6 đô thị trực thuộc

Ashui.com 03/01/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?