By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch siêu đô thị TP.HCM sau sáp nhập
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    TP Hồ Chí Minh lập tổ công tác tham mưu về chuyển đổi xanh
    Ashui.com 24/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Ngưỡng đô thị và “căn bệnh teo chân” ở các thành phố lớn

Ashui.com 04/05/2011
8 phút đọc
SHARE

Năm 1921, nhà quy hoạch người Pháp, KTS Ernest Hébrard khi thiết kế Đà Lạt đã ghi rõ thành phố này không thể quá 220.000 dân bởi lượng nước ngầm và nước mặt ở khu vực này chỉ đủ cung cấp cho bấy nhiêu người thôi, muốn gia tăng dân số thêm nữa thì phải xây dựng thêm các thành phố, thị trấn mới ở một nơi khác. Bắt đầu từ năm 2008, Đà Lạt khát nước vào mùa khô đã cho thấy rất rõ ngưỡng kỹ thuật mà kiến trúc sư này đưa ra là hoàn toàn chính xác.

Như thế việc quyết định một thành phố hay một khu vực phát triển như thế nào thì không thể dựa trên ý muốn chủ quan hay sự ngẫu hứng của một ai đó mà phải dựa trên các cơ sở khoa học rất biện chứng.


Đà Lạt (nguồn: Ashui.com)


(Nguồn: Ashui.com)

Với những đô thị bị nén cao độ ở trung tâm như TP.HCM, Hà Nội… bao giờ cũng rơi vào tình trạng quá tải mà hệ quả của nó là rất tồi tệ như kẹt xe, ô nhiễm môi trường, ứ đọng rác thải, thiếu cơ sở dịch vụ xã hội… các chuyên gia gọi đây là “căn bệnh to đầu” để phán ánh hình ảnh một người có cái đầu quá to, trong khi các phần khác của cơ thể bị tep tóp lại.

Để giảm thiểu và tránh loại bệnh tật này, các nhà quản lý thành phố mỗi khi chuẩn y việc xây dựng thêm một chung cư, một cao ốc, một siêu thị, một khách sạn (gọi chung là toà nhà) ở khu vực trung tâm thì đòi hỏi nhà quy hoạch phải trả lời được công trình đã thoả mãn được ít nhất mười điều kiện (xem box). Trong đó, không thể nói là cái nào quan trọng nhiều hơn và ít hơn mà tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể, vào từng thời điểm mà xem xét.

1. Về giao thông. Ngoài yêu cầu các toà nhà này phải đảm bảo có đủ chỗ đậu xe cho người sống và làm việc tại chỗ mà còn có chỗ đậu xe cho khách đến giao dịch. Ngoài ra thì hướng tuyến xe ra vào toà nhà có làm ảnh hưởng đến giao thông khu vực xung quanh hay không cũng cần được xem xét.

2. Về dịch vụ công. Một toà nhà có sức chứa hàng trăm hộ gia đình với vài ngàn người thì các yếu tố như cung cấp điện, nước sạch, khí đốt, thoát nước mưa, thoát nước bẩn bắt buộc phải tính đến. Nếu không, không chỉ toà nhà mới này mà cả khu vực rơi vào khủng hoảng và quá tải.

3. Về cơ sở dịch vụ xã hội. Trường mẫu giáo, tiểu học, bệnh viện, nhà ăn, chợ, những nhu cầu khác cũng cần thiết phải đáp ứng như nhà thờ, chùa, điểm vui chơi giải trí, công viên, vườn dạo.

4. Vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải. Khi dân cư tăng lên thì rác thải tăng lên. Và như thế, nơi trung chuyển rác, thu gom rác thải, vận chuyển, xử lý trở thành chuyện không đơn giản, chưa kể đến việc điều đó sẽ làm gia tăng số nhân công lao động, chí phí và máy móc…

5. Về cảnh quan môi trường. Nhiều công trình nếu đứng một mình rất ấn tượng, và có thể rất đẹp nhưng khi đặt vào trong toàn cục thì làm hỏng bức tranh đã có sẵn.

6. Về văn hoá. Việc cân nhắc một công trình có nên xuất hiện ở chỗ này hay chỗ khác hay không về mặt văn hoá là rất phức tạp. Đã có trường hợp người ta cho xây một nhà hàng hoành tráng ngay liền kề một nhà thờ cổ kính. Và như thế vô tình cảnh ăn uống ngả ngớn đã làm giảm đi giá trị của nhà thờ.

7. Về xã hội. Khi xây dựng một công trình nhà chức trách phải tính đến yếu tố chủng tộc và tôn giáo, bởi không phải bất cứ cộng đồng nào cũng có thể sống hoà bình được với nhau.

8. Về địa chất công trình. Nhiều nhà cao tầng bị sụt lún, bị đổ sập do không khảo sát kỹ nên không biết được khu vực này có nền đất yếu, có túi nước, có sông ngầm.

9. Về khả năng kháng động đất. Do tốn kém và phức tạp nên nhiều chủ đầu tư bỏ qua tiêu chuẩn này với lý do là động đất diễn ra ở đâu đó trên thế giới chứ không diễn ra ở nơi này, nhưng chỉ khi thảm hoạ diễn ra thì người ta mới trách cứ lẫn nhau.

10. Về an toàn, an ninh quốc phòng. Đường giao thông nội bộ đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận công trình. Những công trình ở gần sân bay, quân cảng, gần các cơ sở quân sự, ngoại giao, các cơ quan đầu não của thành phố cũng phải được xem xét theo những tiêu chuẩn đặc biệt để không gây ra những tình trạng bất lợi cho cả hai phía. 


Việc cân nhắc một công trình có nên xuất hiện ở chỗ này hay chỗ khác hay không về mặt văn hoá là rất phức tạp (Ảnh: Thanh Hảo) 

Một kinh nghiệm cho thấy các thành phố có dân số không quá đông, tổ chức không gian vật chất với mật độ không quá dày đặc, có độ phân tán và dãn cách hợp lý thì cho dù có những rủi ro xảy ra thì hậu quả cũng không trầm trọng và dễ khắc phục.

Chính vì điều này mà Chính phủ Hàn Quốc có quy định rất ngặt nghèo là những toà nhà từ mười tầng trở lên, có diện tích sàn từ 100.000m2 trở lên không được phép xây dựng ở khu vực trung tâm Seoul mà phải chuyển dịch ra bên ngoài, cho nên khu vực trung tâm của Seoul vẫn duy trì được cảnh quan và sự thông thoáng cần thiết.

TS Nguyễn Minh Hoà – Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM 

  • “Siêu đô thị” hay “thành phố sống tốt”? 

Có thể bạn cũng quan tâm

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

Bài trước Cảnh giác tín dụng bất động sản
Bài tiếp Triết lý phát triển đô thị
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Thị trường nhà ở đang hiện hữu một nguồn cầu khổng lồ
Bất động sản 28/06/2025
Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng
Góc nhìn 28/06/2025
Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Tin trong nước 27/06/2025
Cải tạo kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam theo hướng bền vững
Kiến trúc 27/06/2025
TPHCM có thể thu 120.000 tỉ đồng từ quỹ đất dọc các tuyến metro
Kinh tế / Pháp luật 27/06/2025
Hà Nội: Công bố 15 thủ tục mới trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 26/06/2025
Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động
Góc nhìn 26/06/2025
TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
Tin trong nước 26/06/2025
Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
Tin trong nước 25/06/2025
Kinh nghiệm thiết kế FEED từ dự án Đường sắt tốc độ cao Malaysia – Singapore
Nhìn ra thế giới 25/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
Phản biện

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

KTSG Online 03/05/2025
Phản biệnQuy hoạch đô thị

Phát triển giao thông xanh không chỉ là chuyển đổi phương tiện xanh

VnEconomy 21/04/2025
Phản biện

Carbon trong Kiến trúc

Ashui.com 08/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?