By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Điện hạt nhân trỗi dậy, góp phần giảm khí thải nhà kính

Ashui.com 26/01/2024
9 phút đọc
SHARE

Theo dự báo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sản lượng điện hạt nhân toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm tới, đánh dấu sự hồi sinh của công nghệ hạt nhân và giúp thúc đẩy nỗ lực cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

 


Nhà máy điện hạt nhân Golfech ở Golfech, miền nam nước Pháp. (Ảnh: Getty)

Báo cáo về thị trường điện toàn cầu của IEA phát hành hôm 24/1 cho biết sản lượng từ các nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu dự kiến tăng khoảng 3% trong năm nay và năm tới, lên mức 2.915 TWh, vượt qua mức đỉnh trước đó là 2.809 TWh vào năm 2021. Con số này sẽ tăng thêm 1,5% vào năm 2026.

Tăng trưởng chủ yếu đến từ các lò phản ứng mới ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như sự hoạt động trở lại của các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp sau khi hoàn tất quá trình bảo trì tiến hành từ năm ngoái.

Điều đó đánh dấu sự hồi sinh của năng lượng hạt nhân sau thảm họa ở Nhật Bản năm 2011, khi các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hại do sóng thần, khiến Đức và Nhật Bản rút lui khỏi lĩnh vực này.

Theo IEA, việc sử dụng điện hạt nhân (hầu như không phát thải carbon) nhiều hơn cũng như sự tăng trưởng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo gồm gió, mặt trời, thủy điện đang giúp đẩy dần nhiên liệu hóa thạch ra khỏi hệ thống điện và giảm lượng khí thải carbon.

Trong năm 2023, lượng khí thải carbon toàn cầu từ sản xuất điện tăng 1%, nhưng IEA dự đoán mức giảm hơn 2% trong năm nay. Năng lượng tái tạo dự kiến vượt qua than để vươn lên chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng điện toàn cầu vào đầu năm 2025.

IEA tin rằng tăng trưởng nhu cầu điện trong vài năm tới sẽ được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng phát thải thấp. Và tỷ lệ nguồn cung điện toàn cầu từ máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống mức thấp kỷ lục 54% vào năm 2026.

Giám đốc IEA Fatih Birol lưu ý, ngành điện hiện tạo ra nhiều lượng khí thải carbon hơn bất kỳ ngành nào khác trong nền kinh tế thế giới, vì vậy xu hướng này rất đáng khích lệ. “Điều này phần lớn nhờ vào động lực to lớn của năng lượng tái tạo, với năng lượng mặt trời rẻ hơn bao giờ hết và sự hỗ trợ từ sự trở lại quan trọng của năng lượng hạt nhân”, ông nói.

Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân đang trỗi dậy nhờ nỗ lực toàn cầu nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon, cũng như những lo ngại về an ninh năng lượng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, làm gián đoạn thị trường khí đốt.

Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 của Liên hợp quốc ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) cuối năm ngoái, hơn 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh và Pháp, đồng ý thỏa thuận tăng gấp ba công suất điện hạt nhân toàn cầu vào năm 2050.

Tuy nhiên, IEA cho biết mức tăng trưởng điện hạt nhân đến năm 2026 sẽ tập trung ở Trung Quốc và Ấn Độ, những nước dự kiến chiếm hơn một nửa trong số 29 GW công suất tăng thêm trên toàn cầu.

Theo báo cáo của IEA, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hạt nhân ở Trung Quốc giúp nước này chiếm 16% sản lượng điện hạt nhân toàn cầu hiện nay, tăng từ mức 5% vào năm 2014. Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tăng công suất lắp đặt điện hạt nhân từ 56GW lên 70GW vào năm 2025.

IEA cho biết thêm, ảnh hưởng của cả Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực này ngày càng lớn, với việc hai nước này cung cấp công nghệ cho 70% số lò phản ứng đang được xây dựng trên toàn thế giới.

IEA cảnh báo, sự chậm trễ trong xây dựng các dự án hạt nhân lớn là “mối lo ngại lớn toàn cầu”. Tổ chức này lưu ý, các dự án nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc ít đối mặt với sự chậm trễ hơn so với các dự án ở châu Âu và Mỹ.

Hôm 23/1, EDF, nhà phát triển điện hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước Pháp, thông báo dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C mà công ty đang xây dựng ở Somerset (Anh) sẽ bị trì hoãn hơn nữa. Dự án được xây dựng từ năm 1995 nhưng EDF dự kiến chỉ có thể bắt đầu phát điện sớm nhất là vào năm 2029, thay vì năm 2025 như tính toán ban đầu. Chi phí của dự án cũng tăng lên, từ mức dự toán ban đầu 25-26 tỉ bảng, lên khoảng 46 tỉ bảng tính theo thời giá hiện nay. Chính phủ Anh và EDF đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới thứ hai, trị giá 20 tỉ bảng ở Suffolk, Anh.

IEA cho biết, giá điện trung bình năm 2023 trên toàn cầu nhìn chung thấp hơn so với năm 2022. Tuy nhiên, xu hướng giá rất khác nhau giữa các khu vực, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh kinh tế. Giá điện bán sỉ ở châu Âu giảm trung bình hơn 50% vào năm 2023 sau khi đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022. Tuy nhiên, giá điện ở châu Âu năm ngoái vẫn cao hơn gấp đôi so với mức trước đại dịch Covid-19. Trong khi đó, giá điện ở Mỹ trong năm 2023 cao hơn khoảng 15% so với năm 2019. Nhu cầu điện ở Liên minh châu Âu (EU) giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023, và dự kiến chưa phục hồi trở lại mức trước cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu cho đến năm 2026.

Dù nhu cầu điện ở châu Âu và Mỹ giảm vào năm 2023, nhưng nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ và dự kiến tiếp tục tăng đến năm 2026 do dân số tăng và quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng. Theo IEA, Ấn Độ sẽ chứng kiến nhu cầu điện tăng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn, với nhu cầu tăng thêm trong ba năm tới được dự báo gần tương đương với mức tiêu thụ điện hiện tại của Anh.

Chánh Tài

(KTSG Online /Theo Financial Times, iea.org)

Có thể bạn cũng quan tâm

Đảm bảo an ninh năng lượng và phục hồi điện hạt nhân – những xu thế của năm 2025

Chuyên gia Nhật Bản nói về sự cần thiết của năng lượng hạt nhân

Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng

Nam Phi sẽ chi hàng trăm tỷ USD phát triển năng lượng hạt nhân

Điện hạt nhân phải là một phần của tương lai xanh

TỪ KHÓA:điện hạt nhân
Bài trước Chuyên gia đề xuất làm dự án đô thị carbon thấp trị giá 250 triệu USD tại TPHCM
Bài tiếp Chi phí làm sổ đỏ sẽ thay đổi khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Chưa quyết định địa điểm xây Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân

Ashui.com 03/05/2015
Năng lượng - Môi trường

Lâm Đồng “sợ” trung tâm hạt nhân nửa tỉ USD

Ashui.com 20/08/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?