By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Cứu Hoàng thành Thăng Long chỉ bằng… ‎ý chí, văn bản?

Ashui.com 15/05/2010
12 phút đọc
SHARE

Ngày 10/5, TP Hà Nội đã có một quyết định đúng luật: dừng thi công đoạn đường Văn Cao cắt đường Hoàng Hoa Thám, cho phép giới khảo cổ vào cuộc nghiên cứu. Nhưng 3 ngày sau, chính xác là chiều 13/5, TP. Hà Nội lại có ngay văn bản mới, cho phép tiếp tục thi công dự án đường Văn Cao – Hồ Tây. Nội dung của văn bản này chẳng khác nào “trói voi bỏ rọ”, đánh đố cả giới Khảo cổ học! Để rộng đường dư luận,  cũng nhằm làm rõ vấn đề, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện “nóng” với PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học VN.

Là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, ông có nắm được thông tin về công văn 3363/UBND-GT mới nhất của UBND Hà Nội (chiều 13/5/2010) cho tiếp tục thi công đoạn đường Văn Cao – Hồ Tây ngoài phạm vi nhỏ để nghiên cứu, thu thập hiện vật?

– Chưa, Viện Khảo cổ học chưa nhận được văn bản thông báo nào với nội dung đó. Nhân tiện tôi cũng nói luôn, ngay cả văn bản 3299/UBND-VHKG (ký ngày 10/5/2010) dù trong nội dung có đề gửi Viện Khảo cổ học đầu tiên, nhưng đến nay Viện cũng chưa nhận được. Tôi chỉ nhận được văn bản này từ Ban quản lý dự án Giao thông đô thị khi tham gia cuộc họp hôm 12/5 . Không hiểu sao văn bản lại đi chậm như thế? Rất nhiều lần anh em báo chí còn biết trước cả chúng tôi.


Bản đồ thành Đông Kinh thời Lê Sơ, so sánh với bản đồ Hà Nội ngày nay, đoạn màu tím chấm đã bị phá hủy 

Câu trả lời của ông gián tiếp khẳng định Viện KCH đã có mặt trong buổi làm việc ngày 12/5 do Sở VH – TT – DL Hà Nội chủ trì. Vậy quan điểm của ông trong buổi họp đó như thế nào?

– Cuộc họp do PGĐ Sở VH – TT – DL Nguyễn Đức Hòa chủ trì, có các cán bộ của Ban quản lý dự án Giao thông đô thị, đại diện UBND quận Ba Đình, đại diện Viện khảo cổ học có tôi và một vài chuyên viên nữa. Cùng họp còn có TS Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cùng một số cán bộ của Ban.

Trong cuộc họp đó, tôi đã trình bày rõ quan điểm đối với việc xử lý đoạn đường Văn Cao – Hồ Tây qua đê Hoàng Hoa Thám. Tại hiện trường người ta đã đào một hố rất lớn và sâu, đã đổ bê tông cho trụ mấu cầu. Ngoài ra, rất nhiều phần đã bị đào cơ bản ở bên trên, chỉ trừ một số đoạn còn nhà dân nên mới còn để lại. Chính ở những vách còn lại đó có thể thấy rõ ngay dưới mặt đường nhựa đã là tầng văn hóa, đã là di tích rồi.

Tôi cũng hiểu đây là công trình trọng điểm của Hà Nội nhằm cải tạo nút giao thông, đồng thời hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nên tính chất nhạy cảm rất cao, nhất là lại dính đến đường đi lối lại của người dân.

Giờ đã xảy ra chuyện chẳng đặng đừng, gọi là không vi phạm nhưng cũng là vi phạm Luật, hiểu theo các nghĩa tôi đã nói trong bài phỏng vấn trước.

Vấn đề bây giờ là xử lý thế nào cho hài hòa? Theo tôi, được khai quật khảo cổ học tổng thể, một cách bài bản cả khu vực này là lý tưởng nhất, nhưng làm như thế thì tiến độ sẽ bị ảnh hưởng, hơn nữa những phần di tích đã phá thì về cơ bản đã xúc hết rồi.

Sau khi tìm hiểu, tôi đề nghị có 2 phần việc phải làm ở đây.

Thứ nhất, với những vách của tường thành đã lộ ra may mắn còn lại, sẽ tiến hành nạo vét khảo cổ học (dĩ nhiên không phải nạo vét thông thường), để tìm hiểu mặt cắt và mặt bằng. Về mặt bằng, sẽ tìm hiểu di vật đã xuất lộ, cũng để tìm xem có dấu tích gì đặc biệt không. Với mặt cắt, ta sẽ xem các lớp đất được đắp qua các thời kỳ lịch sử như thế nào? kỹ thuật đắp thành ra sao? vật liệu xây dựng gì? Mọi diễn biến về thời gian của La thành hay Hoàng thành sẽ thể hiện qua lớp đất đắp thành đó.

Tất nhiên, chúng tôi sẽ làm theo đúng thiết kế của giao thông, thiết kế phần đó đào sâu đến đâu thì sẽ nạo vét KCH đến đó.

Ở những phần diện tích còn lại mà bên giao thông định dùng để xây mấu trụ, chúng tôi đề nghị được khai quật KCH chính thức. Bởi quan sát ở mấu trụ thứ nhất (đã thi công xong cơ bản nên không xử lý KCH được nữa), thấy rõ các lớp đất đắp thành nằm từ mặt đường Hoàng Hoa Thám xuống đến độ sâu trên dưới 10m.

Đó là quan điểm của tôi, đại diện Viện Khảo cổ học.

Tôi cũng xin nói rõ, quan điểm “theo dõi thi công” là không chấp nhận được, vì không thể xử lý khoa học được, chưa kể còn chậm tiến độ hơn rất nhiều. Bởi cứ thấy hiện vật lại phải dừng lại. Thà rằng tập trung khai quật khảo cổ trong một thời gian cấp tập rồi trả lại mặt bằng đã “sạch” còn nhanh và hiệu quả hơn.

Thành phá hết rồi, bảo tồn làm sao được!

Thời hạn Hà Nội đưa ra là đến 20/5/2010 sẽ phải hoàn thành việc nghiên cứu, thực hiện thu thập hiện vật trong phạm vi đã phát lộ? Thời gian còn chưa đến 1 tuần, các ông sẽ xoay sở thế nào?

– Đó là ý chí của những người chủ trì, họ muốn đáp ứng tiến độ để làm cho nhanh. Nhưng hôm nay đã là 15/5 rồi, làm sao mà làm kịp được? Cứ thử hình dung bao nhiêu công đoạn, phải lập dự án, phê duyệt dự án, phải bày binh bố trận. Dù có điều động “hết công suất” công nhân, cán bộ, có làm thần tốc cũng phải mất 10, 15 ngày.

  • Ảnh bên : Công trường thi công dự án đường Văn Cao – Hồ Tây cắt đôi đường Hoàng Hoa Thám, nơi được các nhà khoa học khẳng định là vòng ngoài của thành Thăng Long xưa (Ảnh: Trà My / Hà Nội Mới)

Tôi cũng hiểu họ có ý tốt muốn mọi việc xúc tiến cho nhanh, bên khảo cổ học chúng tôi có quân có người thì “ào” lên đi. Lý tưởng thế thôi, chứ thực tế làm sao được như thế?

Có lẽ do dự án đã chậm tiến độ quá rồi, nên mặc dù không có lỗi nhưng các ông đang phải chạy theo họ?

– Theo tôi cảm nhận thì những người bên giao thông, bên dự án cũng như lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải đều thể hiện tinh thần thoải mái. Trao đổi với tôi, họ khẳng định trước đây không biết nên mới làm sai, giờ khoa học vào cuộc rồi thì cứ thực hiện theo đúng luật thôi. Chưa thấy họ nói gì về tiến độ cả?

Vừa rồi ông có theo dõi những ý kiến “ngược” trên một số báo, rằng phải coi trọng phát triển hơn bảo tồn, nói thẳng ra là không nên giữ đoạn Hoàng thành thời Lê này. Kể cũng lạ…?

– Trước những vấn đề thế này, không nên cứ tranh qua cãi lại, một số ý kiến bảo rằng nên bảo tồn, rồi một vài ý kiến lại nói không nên. Lẽ ra các cơ quan có thẩm quyền nên hết sức nghiêm túc xem xét theo trách nhiệm của mình để cùng nhau giải quyết vấn đề. Cụ thể như trong chuyện này, UBND Thành phố Hà Nội nên tổ chức hội nghị tư vấn (có thể quy mô nhỏ), mời những người trách nhiệm, ít nhất những bên đã có công văn, thư kiến nghị như Viện KCH hay Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải được mời đến để cùng nhau bàn thảo, tìm một tiếng nói thống nhất chung, để giải quyết trọn vẹn cả hai đường.

Khi đã có thư kiến nghị, rất cần có trả lời của các cơ quan công quyền xem họ xử lý ra sao, có vấn đề gì thì trao đổi thẳng thắn chính thức, không nên để mỗi báo tự đi hỏi rồi trích dẫn ý kiến theo chủ ý của tờ báo, sẽ làm rối vấn đề một cách không cần thiết.

Có những người không hiểu nên sợ đề nghị bảo tồn của chúng tôi làm ảnh hưởng đến dự án đường giao thông. Thành đã phá hết rồi, bảo tồn làm sao được nữa? Cái cần nhất là rút kinh nghiệm để bảo tồn tốt nhất những đoạn thành hiếm hoi còn lại.

Khánh Linh (thực hiện) 

>> Phá Hoàng thành Thăng Long làm đường giao thông 

>> Khảo cổ học với phát triển đô thị: Đi tìm tiếng nói chung 

Có thể bạn cũng quan tâm

Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?

Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển kinh tế “siêu đô thị” TPHCM

Tọa độ mới của siêu đô thị TPHCM

Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

Bài trước Giải pháp về vốn cho thị trường bất động sản
Bài tiếp Thị trường nhà ở của Việt Nam có nhiều tiềm năng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Japan tops foreign investment in Danang hi-tech park
News 05/07/2025
Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
Sự kiện 05/07/2025
Phát triển đô thị đa cực, phát huy lợi thế quy hoạch mới của TPHCM
Bất động sản 05/07/2025
Quản lý nước: Hơn 85% nhà vệ sinh ở Hồng Kông dùng nước biển để xả bồn cầu
Nhìn ra thế giới 05/07/2025
Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

KTSG Online 12/05/2025
Đối thoại

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

KTSG Online 10/05/2025
Đối thoại

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

KTSG Online 09/05/2025
Đối thoại

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Báo Xây dựng 29/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?