By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Dự kiến ngành xây dựng sẽ đóng góp 17,23% GDP
    VnEconomy 20/07/2025
    Bộ Xây dựng trình dự thảo Nghị định quản lý phát triển đô thị thông minh tháng 8/2025
    Báo Xây dựng 20/07/2025
    10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
    Tạp chí Xây dựng 19/07/2025
    TP Huế công bố quy hoạch mới 2 khu vực Thuỷ Tân, Thuỷ Phù
    Tạp chí Xây dựng 18/07/2025
    Hội thảo “Cơ hội vàng từ bất động sản công nghiệp TP.HCM”
    Báo Xây dựng 18/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

Dự án FDI lớn sẽ qua quy trình cấp phép chặt chẽ

Ashui.com 07/01/2013
6 phút đọc
SHARE

Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn sẽ phải trải qua quy trình cấp phép chặt chẽ hơn với sự thẩm tra của các bộ, ngành trung ương thay vì được chính quyền địa phương cấp phép như hiện nay. 

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, quy trình này sẽ được Chính phủ ban hành trong một nghị quyết về thu hút vốn FDI trong thời gian tới nhằm khắc phục việc cấp phép các dự án FDI tràn lan phá vỡ quy hoạch, như là hệ quả của việc phân cấp triệt để quyền cấp phép dự án FDI cho các địa phương từ năm 2006.

 

  • Ảnh bên: Hải Phòng cấp phép cho dự án sản xuất lốp Bridgestone, một dự án lớn trong năm 2012. 

“Việc cấp phép cho các dự án FD lớn, những dự án lan tỏa toàn quốc cũng phân cấp hết… Nhưng (quy trình phân cấp này) nay phải có đánh giá của cấp Chính phủ, và các cơ quan trung ương”, ông Vinh nói. 

Ông Đỗ Nhất Hoàng bổ sung thêm, Chính phủ đã bật đèn xanh với đề xuất này sau khi bộ gửi một báo cáo về những vấn đề khi phân cấp cấp phép FDI. 

Ông Hoàng nói: “Phân cấp, phân quyền là một trong những nguyên nhân làm phát sinh những dự án FDI không đúng quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường”. 

Cục trưởng bổ sung: “Những dự án lớn, có tính lan tỏa cao phải có quy trình thẩm tra lấy ý kiến chặt chẽ hơn ở cấp trung ương”. Tuy nhiên, ông Hoàng khẳng định: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ không cấp phép”.

Động thái trên cho thấy, Chính phủ sẽ cẩn trọng hơn với những dự án FDI lớn, tiêu thụ nhiều năng lượng gây ô nhiễm môi trường bị chỉ trích nhiều trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Chính phủ đồng thời muốn duy trì cơ chế cấp phép cho chính quyền các địa phương vốn đã trở nên rất năng động và linh hoạt trong việc thu hút luồng vốn rất quan trọng này cho Việt Nam trong thời gian qua.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, Chính phủ nhận thức sâu sắc về sự cạnh tranh luồng vốn FDI hiện tại trong bối cảnh luồng vốn này đang suy giảm trên quy mô toàn cầu do kinh tế thế giới suy giảm. 

“Trong khi đó, nhu cầu lại tăng lên nên có làn sóng cạnh tranh vốn FDI khốc liệt, kể cả Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia”. 

Liên quan đến nhiều dự án FDI khai lỗ liên tục trong thời gian qua, dù không ngừng mở rộng quy mô, ông Hoàng nói: “Họ lỗ thì chúng ta có rút phép không? Chúng tôi đã đặt ra từ trước. Song trong bối cảnh khó khăn chung, thì lỗ dễ xảy ra. Nếu doanh nghiệp lỗ là rút giấy phép thì khó thu hút FDI”. 

Ông cũng kêu gọi chính quyền địa phương cần tiếp cận các doanh nghiệp này để tìm nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2012 cả nước có 1.100 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 435 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 13,01 tỉ đô la Mỹ, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn thực hiện cũng đạt 10,46 tỉ đô la Mỹ, bằng 95,1% năm 2011. 

Bộ này dự kiến vốn FDI đăng ký trong năm 2013 sẽ đạt 13-14 tỉ đô la Mỹ và vốn thực hiện đạt khoảng 10,5-11 tỉ đô la Mỹ, tương đương năm 2012. 

Đến nay có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 14.489 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 213,6 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 13,6% tổng vốn đăng ký. 

Liên quan đến dự án théo trị giá 5 tỉ đô la Mỹ của tập đoàn Tata (Ấn Độ) đầu tư vào Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận Chính phủ đang gặp khó và dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Dự án này cần tới 400 ha đất, và chính quyền Hà Tĩnh phải chi tới 300 triệu đô la Mỹ để giải phóng mặt bằng. “Chính phủ Việt Nam cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư, tuy nhiên, đây là số tiền quá lớn, nhất là trong thời điểm này”. Ông cho biết, về phần mình Tata chỉ có thể bỏ ra 50-100 trệu đô la Mỹ cho địa phương “vay”. Trong khi đó, phía Việt Nam muốn Tata ứng trước 300 triệu đô la Mỹ để giải phóng mặt bằng, rồi trừ vào thuế sau nhưng họ không chịu. 

Tư Giang 

Có thể bạn cũng quan tâm

Bắc Ninh: Thêm 32 dự án FDI đăng ký đầu tư mới

Những dự án tỷ đô “biến mất” trong báo cáo

TỪ KHÓA:dự án FDI
Bài trước “Tăng trưởng xanh” – con đường bắt buộc
Bài tiếp Tầng cao xây dựng tại Nam Sài Gòn sẽ chỉ còn 3-3,5 tầng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Dự kiến ngành xây dựng sẽ đóng góp 17,23% GDP
Tin trong nước 20/07/2025
Bộ Xây dựng trình dự thảo Nghị định quản lý phát triển đô thị thông minh tháng 8/2025
Tin trong nước 20/07/2025
TREND LAMINATE | NEW ARRIVALS 2025: Kỷ nguyên màu sắc mới từ An Cường
Trang trí nội thất 19/07/2025
Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam
Góc nhìn 19/07/2025
10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
Tin thế giới 19/07/2025
HCM City to relocate 40,000 canal-side households by 2030
News 19/07/2025
TP Huế công bố quy hoạch mới 2 khu vực Thuỷ Tân, Thuỷ Phù
Tin trong nước 18/07/2025
Hội thảo “Cơ hội vàng từ bất động sản công nghiệp TP.HCM”
Bất động sản 18/07/2025
Thủ tướng yêu cầu dứt điểm vướng mắc thủ tục đất đai, cấp sổ đỏ
Kinh tế / Pháp luật 18/07/2025
Chuyển đổi xanh giao thông đô thị: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam
Phản biện 17/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?