By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
    Tạp chí Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Vật liệu xây dựng

Giải pháp mới cho nguyên liệu cát xây dựng

Ashui.com 23/11/2010
10 phút đọc
SHARE

Giữa lúc nguyên liệu cát xây dựng tại VIệt Nam đang ngày một khan hiếm, Công ty Thương mại và Sản xuất Tân Đại Lợi (TP.HCM) đã cho ra đời máy Titan D-160 có thể sản xuất cát từ đá. Với công nghệ tiếp nhận từ Nga, chất lượng tốt, giá bán lại rẻ hơn 40% so với loại máy tương tự trên thế giới, Titan D-160 được xem là giải pháp tối ưu cho nhu cầu cát xây dựng hiện nay.

Nhu cầu lớn

Tháng 11/2008, Tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam, đã đưa ra nhận định tổng quan về sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020. Đối với nguyên liệu cát, ông Huynh cho biết năm 2010 nhu cầu tại Việt Nam là 97 triệu m3 và sẽ tăng lên 136 triệu m3 vào năm 2015.

  • Ảnh bên : Máy Titan D-160 đang hoạt động tại một cơ sở xây dựng ở tỉnh Bình Dương.

Trong một hội thảo khoa học do Viện Cơ học Ứng dụng TP.HCM tổ chức, năm 2005, các nhà khoa học cũng đưa ra dự báo đến năm 2010, Việt Nam sẽ thiếu cát xây dựng vì chỉ riêng lượng cát tương ứng với lượng xi măng lúc đó đã rất lớn. Trung bình, cứ 1 tấn xi măng cần 2 tấn cát. Dự kiến, đến năm 2012, sản lượng xi măng là 65 triệu tấn. Như vậy lượng cát cần thiết sẽ là 130 triệu tấn.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng cao khiến nhà cửa tại các vùng ven biển phải tôn cao. Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng diễn ra. Nhu cầu về cát, đất, đá trong xây dựng vì thế sẽ ngày một lớn.

Trong khi đó, sản lượng cát tự nhiên đang cạn kiệt. Nguyên nhân chính là việc xây dựng các công trình thủy điện đã ngăn bớt dòng cát. Việc khai thác bừa bãi tại nhiều địa bàn, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng đã làm cho lượng cát sụt giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, do Campuchia, thị trường chính cung cấp cát cho Việt Nam, ngừng xuất khẩu cát khiến cho nguồn nguyên liệu này thêm khan hiếm.

Trong lúc nguồn cát tự nhiên khan hiếm thì việc sử dụng cát nhân tạo trở thành giải pháp tối ưu. Ngay từ năm 2005, Việt Nam đã sử dụng máy nghiền đá thành cát để cung cấp cho các công trình xây dựng như thủy điện Sơn La, Đồng Nai 1, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

Tuy nhiên, tất cả các máy nghiền này phải nhập từ Nga, Trung Quốc hoặc một số nước châu Âu với giá từ 280.000-500.000 USD/máy (tương đương 6-11 tỉ đồng/máy). Nhu cầu thì cấp thiết nhưng giá máy lại quá cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện nhập về. Do đó, họ phải tiếp tục sử dụng cát tự nhiên với giá cao, chất lượng không đảm bảo, gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng.

Hiện nay, giá cát tự nhiên khoảng 250.000 đồng/khối, chất lượng ít được kiểm nghiệm. Theo tiêu chuẩn 1770:1986 của Việt Nam, cát xây dựng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về độ lớn của hạt, hàm lượng bùn, bụi, sét có trong cát. Tại các nước khác, cát sau khi khai thác phải được nhà máy xử lý, làm sạch rồi mới đem đi xây dựng.

Ông Bùi Văn Luân, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng Đại Long (TP.HCM), cho biết, đối với các công trình lớn, chủ đầu tư yêu cầu cát nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng nên không thể sử dụng cát tự nhiên. Ông đã phải nhập máy nghiền từ Trung Quốc về, dù giá đến 500.000 USD/máy.

Và phương án đáp ứng

Việt Nam có rất nhiều mỏ đá, về nguyên tắc, tất cả các loại đá đều có thể nghiền thành cát (trừ đá vôi vì độ cứng kém), trong đó đá granit là nguyên liệu tốt nhất vì có nhiều silic. Việc nghiền cát từ đá với số lượng lớn phục vụ cho xây dựng là điều hoàn toàn có thể.

Trước nhu cầu tiêu thụ cát ngày càng cao, năm 2007, Công ty Tân Đại Lợi đã cử các kỹ sư sang Nga học hỏi công nghệ sản xuất. Đến giữa năm 2010, Tân Đại Lợi đã chế tạo thành công chiếc máy nghiền cát từ nguyên liệu đá mang nhãn hiệu Việt Nam. ông Nguyễn Quang Chánh, Giám đốc Công ty Tân Đại Lợi, cho biết, chiếc máy này có giá khoảng 170.000 USD/máy, trong khi máy nhập từ Nga về có giá 280.000 USD/máy.

Máy Titan D-160 của Tân Đại Lợi có thể xử lý đá nguyên liệu với công suất 250 tấn/giờ, vận tốc va đập 56-100 m/s. Máy sử dụng động cơ điện 250 kW, mức tiêu thụ điện khoảng 4 kWh/tấn sản phẩm. Máy Titan D-160 cho sản phẩm sau nghiền lên tới 50% cát (0-5 mm) theo tỉ lệ nguyên liệu đầu vào, tương đương 70-90 tấn cát/h. Ông Chánh cũng cho biết, để chất lượng sản phẩm không thua kém máy móc nước ngoài, đồng thời hạn chế rủi ro do trình độ gia công cơ khí, luyện kim ở Việt Nam còn yếu, Công ty Tân Đại Lợi đã quyết định mua 3 chi tiết máy của Nga là cánh gia tốc, gối đỡ không khí và mô tơ điện (chiếm 9% chi phí sản xuất máy).

Đặc biệt, so với máy nhập, máy của Tân Đại Lợi có những ưu điểm như dễ vận hành, dễ thay thế và sửa chữa do được thiết kế phù hợp với điều kiện kỹ thuật của Việt Nam. Đội ngũ kỹ sư của Công ty đã nghiên cứu đưa ra những cải tiến như chế thêm thiết bị cấp mỡ vào vòng bi, thay đổi kết cấu thân vỏ máy cho phù hợp, gia cố thêm thép chống mài mòn để nâng cao tuổi thọ cho máy.

Công ty đang có kế hoạch chế tạo 5-7 máy để đưa ra thị trường trong năm 2010. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận việc thương mại hóa loại máy này không dễ. Để làm được điều đó, theo ông Chánh cần 4 điều kiện. Đó là việc chế tạo trong nước phải ổn định, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có xưởng với đầy đủ trang thiết bị để cân chỉnh, bảo hành cho khách hàng, đặc biệt là cần số vốn tối thiểu 15-20 tỉ đồng cho phần nhập khẩu các chi tiết từ Nga và đầu tư thiết bị ban đầu.

Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn cát tự nhiên do thành phần hạt đồng đều, không lẫn tạp chất, giá lại rẻ nhưng cát nhân tạo chưa được nhiều chủ đầu tư lựa chọn do chưa bị bắt buộc sử dụng cát nhân tạo trong công trình xây dựng. Hơn nữa việc khai thác cát tự nhiên lại hết sức dễ dàng, quy định cấm chưa được quán triệt nên chủ đầu tư vẫn sử dụng cát tự nhiên để không phải đầu tư thiết bị.

Như vậy, để máy nghiền đá thành cát được sử dụng phổ biến thì cần phải có chính sách khuyến khích sử dụng cát nhân tạo trong các công trình xây dựng, đồng thời nghiêm cấm triệt để hoạt động khai thác cát trái phép, ông Chánh nhận xét. 

Lê Dung

Có thể bạn cũng quan tâm

Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?

VICOSTONE® Tự do mây trời: Chạm chất riêng trong mọi không gian

Vật liệu xây dựng lưu trữ carbon: Giải pháp cho biến đổi khí hậu

Thông tư số 10/2024/TT-BXD: Tạo ra “sân chơi” công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Saint-Gobain giới thiệu giải pháp tối ưu năng lượng cho công trình tại BCI Equinox 2024

Bài trước Bất động sản Hà Nội phập phồng chờ quy hoạch chung
Bài tiếp Huyền thoại Venice
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Kinh tế / Pháp luật 23/05/2025
Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tin trong nước 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Vật liệu xây dựng

“Việt Nam là thị trường quan trọng tại châu Á”

Ashui.com 02/07/2024
Vật liệu xây dựng

Xi măng SCG Low Carbon Super lần đầu ra mắt tại Việt Nam

Ashui.com 18/06/2024
Vật liệu xây dựng

Nhiều thách thức cho vật liệu xây dựng mới

Ashui.com 01/06/2024
Vật liệu xây dựng

Gỗ CLT – Giải pháp xanh thay thế cho bê tông

Ashui.com 07/04/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?