By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Hiện tượng nóng lên toàn cầu: một góc nhìn khác

Ashui.com 29/03/2009
13 phút đọc
SHARE

Vào thời điểm hiện nay, hiện tượng nóng lên toàn cầu thật sự đã và đang là chủ đề nóng bỏng trên các bàn nghị sự liên quan đến vấn đề môi trường toàn cầu, và sự “đóng góp” của các khí nhà kính trong hiện tượng nóng lên toàn cầu là một sự thật không chối cãi được.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều nhà khoa học đã hoài nghi: Liệu có thực sự các khí nhà kính (chủ yếu là CO2) là thủ phạm chính gây ra hiện tượng “nóng lên toàn cầu” hay không? Liệu chúng có gây ra tác dụng nào ngược lại với hiện tượng trên hay không?

Một trong những sự kiện trọng đại bậc nhất trong lĩnh vực môi trường của năm 2008 vừa qua là hội nghị về vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu mới diễn ra trong tháng 12 tại Poznan, Ba Lan dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Khoảng 9.000 đại diện của 190 quốc gia trên thế giới tham dự cuộc đàm phán kéo dài trong suốt thượng tuần tháng 12 nhằm mục đích mở đường cho một thoả thuận vào năm sau để thay thế Nghị định thư Kyoto (1997) sắp kết thúc sứ mạng của mình vào năm 2012. Nghị định thư Kyoto 1997, được 37 quốc gia, chủ yếu là các quốc gia công nghiệp cam kết đến năm 2012 sẽ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gases, như CO­­2, hơi nước, CH4, N2O…)  ít nhất 5% so với mức thải năm 1990.Điều đầu tiên và tiên quyết ở đây là: có thể khẳng định CO2 và các khí nhà kính khác là một trong số những thủ phạm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, dẫu chưa chắc chắn chúng là thủ phạm chính. Vậy thì lý do nào để các nhà khoa học cũng như các nhà hoạt động môi trường luôn “chĩa mũi nhọn” vào các khí nhà kính mỗi khi đề cập đến hiện tượng nóng lên toàn cầu?

Câu trả lời có thể được tìm thấy ở việc áp dụng “nguyên lý phòng ngừa” (Precaution Principle) trong các ”nguyên lý cho vấn đề phát triển bền vững về sinh thái” (ESD: ecologically sustainable development): việc gì có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường thì dẫu chưa có đủ những chứng cứ về mặt khoa học ta cũng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa (phòng bệnh hơn chữa bệnh !). Do đó dẫu chưa có những chứng cứ chắc chắn về việc liệu CO2 và các khí nhà kính khác có phải là thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nóng lên toàn cầu hay không thì ta vẫn phải ngăn chặn trước. Hơn nữa, thủ phạm này thuộc loại “nhân tai” nên con người càng có trách nhiệm và có khả năng trong tầm tay ngăn chặn được nếu quyết tâm.

Việc hoài nghi về thủ phạm chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu nói trên (nóng lên toàn cầu là “nhân tai” hay thiên tai), xuất phát từ việc các nhà khoa học tin rằng có những “bằng chứng” cho việc này.

Trong lịch sử, trái đất đã trải qua những giai đoạn nóng lạnh khác nhau, đó là một chu trình tự nhiên (như con người có ngày cảm lạnh, ngày nóng sốt vậy). Trong quá khứ đã có những kỷ băng hà lớn nhỏ khác nhau (một kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái đất, dẫn tới sự mở rộng của các dải băng lục địa, các dải băng địa cực và các sông băng trên núi). Kỷ băng hà cuối cùng được cho là đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước; và xen kẽ vào các thời kỳ băng hà chính là các giai đoạn “nóng lên “ của quả đất (nhưng rõ ràng trong quá khứ chưa có bàn tay của con người trong vấn nạn tăng lượng khí CO2 cũng như các khí nhà kính khác như ngày nay).

  • Ảnh bên : Dải băng Larsen Ice Shelf ở Nam Cực

Nguyên nhân của các kỷ băng hà và các giai đoạn nóng lên giữa chúng cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận chung cho rằng: chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thành phần khí quyển, những thay đổi của quỹ đạo trái Đất quanh mặt trời (như độ nghiêng của trục trái đất), quỹ đạo của mặt trời quanh Ngân Hà, các hoạt động của mặt trời (như gió mặt trời) và vị trí của các lục địa. Nghĩa là, hầu hết đều do “thiên tai” chứ không phải “nhân tai”. Hơn thế nữa, còn nhớ vào đúng tháng này năm ngoái ngay cả trong Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Bali, Indonesia (3/12 – 14/12/07) Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cũng chỉ kết luận rằng tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu “rất có thể” (chứ không khẳng định chắc chắn) là do hành vi của con người gây ra.

Một nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái này là GS.TS. James Koermer, một chuyên gia khí tượng tại Đại học Plymouth State (Hoa Kỳ). Trong buổi thuyết trình mới đây nhất tại trường (19/11/2008), ông cho rằng trái đất đã trải qua nhiều giai đoạn nóng lạnh, cách đây hơn một triệu năm đã có những giai đoạn nóng hơn hiện nay. Ông thêm rằng có nhiều bằng chứng cho thấy giai đoạn nóng lên toàn cầu trong quá khứ gần đây nhất bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ trước và kết thúc vào khoảng năm 1600; (tiếp theo là giai đoạn “lạnh đi toàn cầu” kéo dài khoảng 100 năm). Giai đoạn nóng lên toàn cầu mới đây bắt đầu từ khoảng năm 1700, trùng với sự khởi đầu của thời đại công nghiệp (và do đó thường được gán cho quá trình công nghiệp hoá gây ra). Cũng theo ông, với hiện tượng nóng lên toàn cầu thì hơi nước chịu trách nhiệm chính: khoảng 95%, các khí nhà kính khác (bao gồm cả CO2) chỉ đóng góp khoảng 5%(!?)

Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân chính còn gây nhiều tranh luận ở trên, các nhà khoa học còn quan sát được một vấn đề thú vị khác liên quan trực tiếp đến hiện tượng này: Theo các số liệu quan trắc toàn cầu thì trong giai đoạn 1950-1990 lượng bức xạ mặt trời đến được bề mặt trái đất đã giảm khoảng 4% (và hệ quả là làm giảm nhiệt độ trái đất: ngược lại với hiện tượng nóng lên toàn cầu). Điều này cho thấy rằng có một hiện tượng nào đó “ngược lại” hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tồn tại. Hiện tượng này có tác dụng như là “chiếc dù” làm mát trái đất. Hiện tượng đó được cho là có nguyên nhân từ việc gia tăng hàm lượng các “hạt có kích thước li ti” trong khí quyển (gồm hạt hơi nước và các hạt có nguồn gốc chủ yếu từ carbon và sulphat được tạo ra từ hoạt động của con người). Các hạt li ti đó, tiếp theo, lại là các nhân để ngưng tụ hơi nước. Hệ quả là tạo thành những “đám mây: có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời mạnh, làm cho lượng bức xạ đến được bề mặt trái đất giảm đi và do đó làm giảm nhiệt độ không khí. Một ví dụ tiêu biểu cho việc tạo ra các hạt li ti trong khí quyển này là khói thải từ động cơ máy bay. Hiện tượng đó được đặt tên là “hiện tượng mờ đi toàn cầu“ (global dimming).

Bằng chứng khoa học rõ ràng nhất cho hiện tượng này xuất phát từ một sự kiện chấn động thế giới: sự kiện khủng bố ngày 11/ 9/ 2001. Ba ngày sau sự kiện trên, xuất phát từ lệnh cấm của chính quyền Liên Bang, trên bầu trời nước Mỹ đã xảy ra tình trạng chưa từng có: vì lý do an ninh, ngoại trừ một số ít máy bay quân sự, toàn bộ các máy bay khác đều không được cất cánh. Lệnh cấm này lại bất ngờ tạo ra một cơ hội hiếm có cho các nhà khoa học: khảo sát ảnh hưởng của khói thải từ động cơ máy bay đối với khí hậu. Kết quả quan trắc cho thấy một điều thú vị là: tại một số vùng trước đây có cường độ máy bay hoạt động cao thì nay nhiệt độ tăng thêm khoảng 1oC. Rõ ràng là khói thải từ máy bay có khả năng làm giảm nhiệt độ khí quyển.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tính hai mặt của hiện tượng này, chính sự tồn tại của nó đã làm “lu mờ”, giảm nhẹ đi nhiều hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nếu không có nó hẳn sự nóng lên toàn cầu sẽ gay gắt hơn rất nhiều. Nó được ví như chiếc “mặt nạ” che lấp đi phần nào khuôn mặt “quỷ dữ” thật sự của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Cuối cùng, dù có tranh luân ra sao đi nữa thì cũng có thể khẳng định CO2 cũng là một trong số những thủ phạm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hơn nữa, việc gia tăng hàm lượng của nó trong khí quyển là do chính con người tạo ra. Do đó, con người phải có trách nhiệm với nó và việc áp dụng “nguyên lý phòng ngừa” là rất cần thiết trong trường hợp này. Đó cũng là lý do tại sao 190 quốc gia trên thế giới tụ hội tại Poznan, Ba Lan tham dự vào hội nghị về sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Nguyễn Văn Trung 

Có thể bạn cũng quan tâm

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Nhận diện thách thức trong quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước

Xu hướng công trình xanh và phát triển bền vững

Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn ngoài trời đặt ra yêu cầu mới cho công trình xanh

Điện tái tạo tăng trưởng kỷ lục nhờ pin mặt trời ngày càng rẻ

Bài trước Hội thảo “Công nghệ xử lý chất thải đô thị và khu công nghiệp”
Bài tiếp Real estate market shows resilience
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Công trình công – quản trị tư
Phản biện 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Phát triển công trình xanh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 14/03/2025
Năng lượng - Môi trườngNhìn ra thế giới

Con đường phát triển xanh của quốc gia duy nhất thế giới đảo ngược nạn phá rừng, với 99% năng lượng tái tạo

VnEconomy 12/03/2025
Kinh tế / Pháp luậtNăng lượng - Môi trường

Chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Báo Xây dựng 05/03/2025
Năng lượng - Môi trường

Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về kinh tế xanh trong lĩnh vực xây dựng

Ashui.com 21/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?