By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam trong quy hoạch xây dựng phòng chống bão lũ

Ashui.com 07/12/2020
11 phút đọc
SHARE

Công tác quy hoạch xây dựng có vai trò rất quan trọng đối với nhiệm vụ phòng chống bão lũ và Việt Nam có thể học tập rất nhiều kinh nghiệm từ các nước thường xuyên phải đối mặt với thiên tai như Mỹ, Nhật Bản hay Philippines.

 


(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Kinh nghiệm phòng chống bão lũ trên thế giới

Thiên tai bão lũ xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới và một số nước thậm chí còn chịu hậu quả nặng nề hơn Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Indonesia… Do đó, nước ta hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm từ các nước thường xuyên phải hứng chịu những cơn bão lớn.

Kinh nghiệm đầu tiên là hoàn thiện thể chế, xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ từ bảo vệ môi trường cho đến phòng chống thiên tai, trong đó có những quy định về xây dựng.

Từ năm 1988, Mỹ đã thông qua Đạo luật Stanford quy định rõ trách nhiệm của chính quyền hạt, quận, bang, liên bang và việc phối hợp lực lượng trong cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai. Trong khi đó, Nhật Bản đã xây dựng các luật về bảo vệ môi trường tự nhiên, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai từ những năm 60 thế kỷ trước.

Kinh nghiệm thứ 2 là thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng. Chuyện này rất quan trọng khi áp lực xây dựng thêm nhà ở, nhà máy xí nghiệp và cơ sở hạ tầng phuc vụ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng tăng trong bối cảnh quỹ đất liên tục bị thu hẹp. Nhiều nước thậm chí đã phải tính đến phương án quy hoạch ngay tại những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Ví dụ nước Anh đang có Tài liệu hướng dẫn chính sách quy hoạch (PPG) nhằm đánh giá những nơi có địa chất không ổn định để hạn chế cấp giấy phép xây dựng, hoặc tránh tập trung các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, Australia đã xây dựng Sổ tay về quản lý thảm họa lũ quét và lở đất nhằm đưa ra quy định về quy hoạch, quản lý đất đai tại những khu vực có nguy cơ cao.

Kinh nghiệm thứ 3 là tăng cường khuyến cáo người dân ở trong khu vực có nguy cơ. Hiện nay, các cơ quan ứng phó với tình huống khẩn cấp của một số nước như Mỹ, Anh… đều khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin cảnh báo bão, lũ thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Ngoài ra, quân đội nhiều nước cũng rất tích cực tham gia ứng phó với thiên tai.


Hà Lan đang áp dụng chương trình “Room for the River” để nâng cao khả năng chứa nước và giảm mức đỉnh lũ trên dòng sông Rhine
(Ảnh: Dutch Water Sector)

Giải pháp cho từng vùng ở Việt Nam

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình hình bão lũ trong những năm qua ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường theo chiều hướng tiêu cực. Các hiện tượng thời tiết bất thường như siêu bão, lũ quét, lũ chồng lũ… ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đứng trước tình hình này, công tác quy hoạch xây dựng đóng vai trò rất quan trọng để phòng chống và hạn chế hậu quả của bão lũ. Theo Thạc sỹ, kiến trúc sư Hoàng Thị Hương Giang (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia) các cơ quan quy hoạch cần chú ý một số điểm để làm tốt công tác phóng tránh bão lũ.

Thứ nhất, công tác xây dựng quy hoạch tổng thể cần đánh giá trên quy mô cấp vùng vì bão lũ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến một địa phương. Thứ hai là lựa chọn không gian phát triển đô thị và chọn đất xây dựng hợp lý. Thứ ba là chọn hình thái, cấu trúc và mô hình phát triển đô thị phù hợp. Thứ tư là chọn cao độ xây dựng khống chế cho đô thị chuẩn xác. Thứ năm là thiết kế hệ thống tiêu thoát nước đô thị hợp lý. Thứ sáu là xây dựng các hình thức cảnh báo sạt lở, xói mòn, động đất… Thứ bảy là phối hợp liên ngành chặt chẽ để đề xuất các công trình đầu mối nhằm phòng chống thiên tai hiệu quả và kết hợp phương án tiêu cho đô thị với tiêu thủy lợi.

Vì bão lũ, sạt lở, lụt lội… sẽ gây ra ảnh hưởng khác nhau ở từng vùng nên các giải pháp của mỗi khu vực sẽ khác nhau.

Vùng đồng bằng trung du Bắc bộ vốn có địa hình bằng phẳng và chế độ nước lũ khá hài hòa. Do đó, biện pháp chủ yếu tại đây là xây đê chống lũ, chọn cao độ xây dựng cao hơn mức nước lũ đỉnh và xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh kết hợp với hệ thống tiêu thoát thuỷ lợi của vùng.

Ngoài ra, vùng này cũng nên phát triển diện tích rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn để giảm lũ, điều tiết dòng chảy bằng các biện pháp tự nhiên. Một giải pháp khác là quy hoạch khu dân cư và các công trình hạ tầng cơ sở ở vùng bãi sao cho đảm bảo khả năng thoát lũ của các dòng sông.


Đoàn công tác Bộ Xây dựng thị sát bờ kè biển Vinh Hải, tỉnh Thừa Thiên – Huế vào tháng 11/2020
(Ảnh: Ngọc Hà)

Trong khi đó, lũ lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu phụ thuộc vào lũ thượng nguồn sông Mê Kông, mưa nội đồng và thủy triều của biển Đông. Với những điều kiện như vậy, công tác quy hoạch xây dựng của vùng cần chú ý 2 điểm chính.

Một là phát triển mở rộng đô thị ở vùng đất cao, hạn chế xây dựng sát bờ sông để tránh sạt lở và khuyến khích xây dựng nhà cao tầng để tiết kiệm đất, chống lũ. Hai là áp dụng giải pháp đắp nền đối với các đô thị ngập dưới 2m và bao đê, khoanh vùng hoặc thậm chí là sống chung với lũ đối với các vùng ngập trên 2m.

Đối với Tây Nguyên, vùng này thường xảy ra lũ quét, lũ bùn đá khi có mưa lớn. Do đó, giải pháp phòng tránh lũ lụt chủ yếu ở đây là đánh giá quỹ đất xây dựng nghiêm túc, phân vùng nguy cơ; đầu tư củng cố các tuyến đê bảo vệ các đồng bằng ven sông; bảo vệ và phát triển tầng phủ rừng để giảm lũ và cải thiện nguồn nước mùa kiệt; nghiên cứu bố trí hồ điều tiết và quy hoạch các khu tái định cư cho những vùng bị lũ nặng nề.

Dĩ nhiên, miền Trung vẫn là khu vực hứng chịu thiên tai khắc nghiệt nhất nước ta vì có địa hình chia cắt mạnh, sông suối ngắn, dốc và chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Trường Sơn. Các dạng lũ điển hình tại đây là lũ quét, lũ sông với tốc độ nhanh và mạnh. Tuy nhiên, lũ rút cũng rất nhanh và chỉ ngập dài ngày hơn tại các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và cửa sông.

Đối với khu vực này, những biện pháp cơ bản để phòng tránh lũ lụt chủ yếu là mở rộng các lòng sông thoát lũ, tăng cường khả năng thoát lũ ở cửa sông nhờ nạo vét, cải tạo, nắn dòng chảy…; xây dựng hệ thống các hồ chứa cắt lũ trên lưu vực sông; xây dựng, mở rộng khẩu độ các cầu, cống và xây dựng hệ thống cầu cạn.

Bên cạnh đó, các tỉnh miền Trung cũng phải quan tâm quy hoạch các khu tái định cư để di dân các vùng thường xuyên bị ngập lũ; xây dựng công trình đê bao, đê khoanh vùng để bảo vệ các khu dân cư và công trình trọng điểm; tôn nền các khu vực dự kiến xây mới tới cao độ ứng với quy chuẩn cho từng cấp đô thị; nghiên cứu mô hình đô thị phù hợp để tận dụng quỹ đất thuận lợi cho xây dựng hạn hẹp và thoát lũ tốt.

Trong khi đó, các thành phố ven biển chủ yếu chịu ảnh hưởng của nước biển dâng nên khi xây dựng cần quan tâm đến chế độ thuỷ triều, nước dâng trong gió bão và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Dịch Phong

(Báo Xây dựng)

TỪ KHÓA:phòng chống bão lũ
Bài trước Cơ chế nào để thu hút nhà đầu tư xây lại chung cư cũ tại TPHCM?
Bài tiếp Hội thảo “Công trình Hiệu quả Năng lượng – Thực hành tốt trong vận hành trong và hậu Covid”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?