Như bất kỳ sản phẩm nào khác, thương hiệu của các sản phẩm bất động sản đóng vai trò rất quan trọng vì đây là điểm đầu tiên để mọi người nhận biết về sản phẩm đó.
Một ví dụ điển hình của thương hiệu tòa nhà có thể thấy được là tòa nhà Empire State ở New York (Mỹ - ảnh bên). Nhiều người chưa bao giờ đặt chân đến New York nhưng khi bạn nói tên tòa nhà Empire State, người ta nghĩ ngay về nước Mỹ và New York. Hình ảnh xuất hiện trong đầu của họ là một tòa nhà cao nhất trong số nhiều tòa nhà khác mặc dù nó thậm chí không phải là tòa nhà cao nhất ở New York. Thương hiệu có một tác động tức thời bằng cách tạo ra những hình ảnh, thường là hình ảnh tích cực trong đầu óc của chúng ta.
Ví dụ, ở Việt Nam, Mercedes là thương hiệu xe ô tô được khá nhiều người biết đến, khi nghe đến Mercedes thì mọi người sẽ liên tưởng đến chất lượng, kiểu dáng và sự giàu có. Tương tự, nhiều người tiêu dùng trong nước thường hình dung về thương hiệu Sony như là sản phẩm điện tử chất lượng cao.
Cách đây nhiều năm, có một loại xà phòng của Việt Nam được biết đến với tên gọi “Cô Ba” và đã trở nên rất nổi tiếng trong nước. Tuy nhiên những người làm ra nó đã không bảo vệ và nâng cấp thương hiệu cũng như là công ty và kết cục là nó đã không thề tồn tại được khi mà sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bất động sản cũng tương tự như những sản phẩm khác, thậm chí còn quan trọng hơn vì đây là loại hình sản phẩm đòi hỏi có sự đầu tư khá lớn từ phía chủ đầu tư lẫn người mua hoặc thuê.
Có nhiều cách thức để xây dựng thương hiệu bất động sản nhưng các yếu tố nòng cốt vẫn luôn không thay đổi. Đầu tiên, bạn phải biết đối tượng khách hàng của mình là ai. Họ bao nhiêu tuổi? Nam hay nữ? Họ sống ở đâu? Họ đã có gia đình và con cái chưa hay còn độc thân? Thu nhập của khách hàng bạn nằm trong khoảng nào?
Không có thương hiệu, một công ty sẽ phải mất nhiều thời gian, nỗ lực và tiền bạc thuyết phục khách hàng khi họ giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao. Điều này có nghĩa là làm tăng chi phí cho nhân sự, thời gian bán hàng lâu hơn và lợi nhuận thấp hơn trong một khoảng thời gian dài.
Diamond Plaza là trường hợp điển hình vế tòa nhà có thương hiệu, là liên doanh giữa Công ty Sắt thép Pohang của Hàn Quốc và Công ty cổ phần Thép Việt Nam. Vào giữa những năm 1990, họ bắt đầu xây dựng một tòa nhà với yêu cầu đặt ra là tòa nhà có kết cấu thép. Vì vậy nó được xem là công trình độc đáo.
- Ảnh bên : Tòa nhà Diamond Plaza được xem như một điển hình về xây dựng thương hiệu bất động sản (Ảnh: TL.)
Các nhà đầu tư đã khá liều lĩnh vào thời điểm đó bởi vì tòa nhà đã bao gồm nhiều yếu tố đầu tiên tại Việt Nam và đồng thời khi đó nền kinh tế Việt Nam chỉ vừa hội nhập vào thế giới.
Tòa nhà khai trương vào thời điểm giữa cuộc khủng hoàng tài chính châu Á, hơn nữa lúc đó, bán lẻ là khái niệm khá mới ở Việt Nam. Nhà kinh doanh đã nhắm vào tầng lớp trung lưu mới nổi lên và những người Việt Nam có tiền sẽ đến mua sắm tại khu trung tâm thương mại và đã tìm gặp, thuyết phục các nhà bán lẻ rằng đây là nơi họ sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Một khi bạn nắm được khách hàng, thị trường của mình thì bạn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng, thị trường mục tiêu. Nếu bạn không biết bạn muốn bán sản phẩm của mình cho ai thì bạn sẽ gặp thất bại vì sản phẩm không đáp ứng đúng nhu cầu. Nếu bạn là một nhà sản xuất đồ trang điểm phụ nữ và hãy thử quảng cáo sản phẩm trên ti vi trong suốt trận bóng đá xem, chắc chắn là không thể nào hiệu quả nhưng quảng cáo bia sẽ có tác dụng vì nhà sản xuất bia biết rằng người xem bóng đá thường là nam giới. |
Sau đó nhà quản lý đã phát triển thương hiệu, bao gồm cả việc xây dựng logo và những người sở hữu - Công ty cổ phần IBC - đã tiếp tục gìn giữ thương hiệu này. Họ đã nâng cấp logo và tiếp tục cải thiện cũng như duy trì tòa nhà.
Thương hiệu luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào và sẽ càng quan trọng hơn trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Thương hiệu bất động sản tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như tòa nhà của họ đứng vững.
Brett Ashton - Giám đốc điều hành Công ty quản lý bất động sản Savills Việt Nam
- Bất động sản liệu có lột xác sau Nghị định 71?
- 2010 – 2011: Thị trường Bất động sản VN phục hồi!
- Thị trường bất động sản TP.HCM: Nguội lạnh đến cuối năm?
- Nhà, đất trầm lắng: Cơ hội cho ai?
- Thị trường bất động sản: Manh nha dấu hiệu tài chính hoá
- Cần bắt đúng "sóng" thị trường bất động sản du lịch
- Dịch vụ quản lý bất động sản: Hết nhà sẽ qua dịch vụ
- Hy vọng điều gì ở dòng vốn ngoại trong thị trường bất động sản?
- "Bắt mạch" địa ốc Hà Nội 6 tháng cuối năm
- Bất động sản Hà Nội đảo chiều ở một số phân khúc