Chính phủ vừa công bố quy hoạch 51 nhà máy xử lý nước thải để bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
Ngày 29/10/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030.
Theo quy hoạch, các địa phương thuộc lưu vực sông Đồng Nai sẽ xây 51 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị [loại III trở lên] với công suất đến năm 2020 là 2.502.800 m3/ngày đêm và đến năm 2030 là 4.181.500 m3/ngày đêm (hiện mới chỉ có 5 nhà máy xử lý nước thải với công suất 171.550 m3/ngày đêm).
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát – Thành phố Hồ Chí Minh (phường An Phú Đông, quận 12) có công suất 250.000 m3/ngày đêm, thời gian thực hiện từ năm 2008 đến năm 2015.
Cụ thể, TPHCM xây 11 nhà máy (công suất 3.076.000 m3/ngày đêm), Đồng Nai xây 9 nhà máy (266.000 m3/ngày đêm), Long An xây 5 nhà máy (46.300 m3/ngày đêm), Bà Rịa – Vũng Tàu xây 6 nhà máy (145.900 m3/ngày đêm), Tây Ninh xây 5 nhà máy (68.000 m3/ngày đêm), Lâm Đồng xây 4 nhà máy, Bình Thuận xây 5 nhà máy, Bình Dương xây 1 nhà máy…
Đối với các đô thị [loại 3 trở xuống] các địa phương triển khai các dự án thoát nước theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành của địa phương theo yêu cầu: nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề… phải được thu gôm, xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước (bao gồm hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải) trong phạm vi lưu vực sông Đồng Nai từ 2014 đến năm 2020 khoảng 99.100 tỉ đồng; từ 2020 đến năm 2030 khoảng 69.200 tỉ đồng. Nguồn vốn được huy động từ vốn ngân sách nhà nước, ODA, tài trợ nước ngoài…
Quy hoạch cũng đề xuất ưu tiên đầu tư một số nhà máy xử lý nước thải ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương…
Được biết, toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai rộng khoảng 47.000 km2, thuộc ranh giới hành chính của 11 tỉnh, thành phố (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần tỉnh Đắk Lắk).
(TBKTSG)
- Doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch hợp tác xây dự án điện gió
- WB giúp Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu
- Lập tòa án môi trường: Việc cấp bách để bảo vệ quyền lợi cộng đồng
- Đi tìm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho đô thị
- G20 ra thông cáo về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu
- Bảo vệ di sản thế giới Vịnh Hạ Long cho muôn đời sau
- Việt Nam chi ít nhất 3.000 tỷ đồng ứng phó biến đổi khí hậu vào năm 2015
- Đánh giá tác động của thủy điện Don Sahong trên sông Mekong
- Ô nhiễm môi trường không khí tiếp tục là vấn đề nhức nhối
- Lượng khí CO2 thải vào khí quyển tăng kỷ lục trong năm 2013