Hai kiến trúc sư của công ty Benedetta Tagliabue là Josep Ustrell và Daniel Rosselló đã thiết kế quảng trường Ricard Vines, vốn vừa mới hoàn thành trong năm 2010, tại thành phố Lleida, Tây Ban Nha với diện tích dự án rộng 9.200 m2. Quảng trường bao gồm các không gian xanh, mở rộng lớn bao xung quanh Nhà thờ Seu Vella và chiếm một vị trí quan trọng, nơi được xem như một trong những không gian công cộng đẹp nhất của thành phố có nhiều đồi núi Lleida.
Với vị trí quan trọng và đắc địa, thiết kế quảng trường Ricard Vines phải thể hiện được những nét đẹp của khu vực địa phương. Mục tiêu trọng tâm của phương án thiết kế là xây dựng nên một không gian xanh, mở cho một bức tượng điêu khắc dành cho nhạc sỹ Ricard Vines. Một không gian bao gồm các ô vuông nhỏ và các không gian xanh được bố trí tại nơi mà thành phố đi ngang qua quảng trường với xe cộ và người đi bộ. Một mê cung phức tạp đã tạo nên một hình mẫu cổ xưa. Ý nghĩa văn hóa và sự tượng trưng cho mê cung labyrinth được phân tích một cách sâu sắc. Xuất xứ ban đầu của "labyr" trong từ mê cung labyrinth mang ý nghĩa chỉ những viên đá và phiến đá, trong khi "inth" xuất xứ từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là nền móng. Ngoài ra trong quá khứ, có thời điểm những bản đồ đường đi cũng được đồng thời sử dụng để thể hiện những điệu nhảy, bước nhảy múa.
Nhóm thiết kế Benedetta Tagliabue đã đưa ra một không gian mở có bố trí một 'sàn' nhảy với đường đi của một mê cung dẫn dắt các bước chân nhảy múa xung quanh một điểm đặc biệt - điểm tạo nên và dẫn dắt sự chuyển động của múa, làm ngập tràn không gian xung quanh với sức sống. Con người và xe cộ sẽ di chuyển theo một cách khác biệt tại quảng trường Ricard Vines, nơi mà người đi bộ chính là chủ nhân của không gian công cộng.
Tất cả mọi người sẽ đi theo những đường đi được vạch ra bởi đường múa, nhưng không chồng chéo lẫn nhau. Có lẽ ví dụ điển hình gần nhất cho thiết kế này là ý tưởng của quảng trường Francesc Macia tại thành phố Barcelona, một trong nhưng khu vực đông đúc nhất của thành phố, và là điểm trung chuyển giữa bên trong và bên ngoài. Các thành phố Châu Âu khác được biết đến với những vòng tròn đẹp mắt tại các thành phố chính, như Etoile của Paris hay Tiergarten của Berlin cùng với những hàng cột nổi tiếng với một thiên thần bay phía trên. Tại Anh, kiến trúc sư John Wood đã tạo nên một trong những kiến trúc không gian ấn tượng nhất với Royal Crescent tại thành phố Bath nơi mà các không gian xanh vòng tròn kiểm soát dòng lưu thông, và thực chất đã đóng góp trong việc định hình và quảng bá hình ảnh của thành phố. Các không gian vòng tròn thường không dễ dàng tiếp cận và vì thế chúng thường được sử dụng trong các công viên để kiểm soát dòng lưu thông.
Nhóm tác giả đã từng thiết kế một mê cung cho không gian vòng tròn tại Calle Route và họ đã biến ý tưởng mê cung đấy thành ý tưởng của lối vào. Lối vào thành phố Lleida là một cánh cổng xanh. Dự án được thiết kế với một vòng tròn và một quảng trường của thành phố.
1. Vòng tròn dừng tại các văn hoa mê cung, được tạo thành bởi các dải cây xanh và gạch lát đường.
2. Quảng trường được chia nhỏ thành các không gian xanh: một mê cung với các cây xanh và bụi cỏ có thể nhìn thấy được từ con đường phía ngoài. Không gian xanh này đã giúp hình thành nên các hoạt động thư giãn, giải trí với các quán bar, những không gian vui chơi của trẻ em, các ghế ngồi và đường đi bộ. Hai con đường hướng vào quảng trường sẽ là không gian đi bộ, được thiết kế với các phiến đá lát đường, và chúng sẽ được làm mềm mại hơn bằng các hàng cây và không gian xanh nhỏ, nơi là lối vào đến các công trình dân cư lân cận. Từ một phía của vòng tròn, hệ thống ánh sáng sẽ chiếu sáng toàn bộ quảng trường, nhấn mạnh ý tưởng của cộng đồng nuôi dưỡng không gian công cộng và ý tưởng 'buổi tiệc đường phố' như một điểm nhấn cho bản sắc cộng đồng. Một khối điêu khắc mới sẽ được lắp đặt ngay tại giữa vòng tròn và sẽ trở thành một điểm nhấn để không gian quảng trường nổi bật lên trong toàn thể khu vực thành phố Lleida.
KTS Vũ Linh Quang - Công ty Kiến trúc ARDOR Architects (biên dịch từ ArchDaily)
- Gắn quy hoạch giao thông với quy hoạch chung phát triển đô thị
- Điểm dừng nào cho đô thị phát triển theo chiều rộng?
- Triết lý phát triển đô thị
- “Siêu đô thị” hay “thành phố sống tốt”?
- Siêu đô thị dãn dân về đâu?
- Almere: Đô thị mới trên vùng đất lấn biển
- Thành phố kiểu mẫu - từ Singapore đến Đà Nẵng
- Dự án chuyển đổi khu vực nhà ga Voorburg (Hà Lan)
- Các thành phố lớn: Căng mình với đô thị hóa
- TP HCM nghiên cứu thiết kế đô thị các trục đường quan trọng