Chỉ là cầu tạm
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, trong khi chúng ta không có đủ khả năng xây dựng cầu kiên cố, việc xây dựng cầu vượt lắp ghép kết cấu thép để giải quyết tức thời là hợp lý. Vì với kết cấu nhẹ, người ta tiến hành lắp ghép trong một thời gian ngắn (vài tháng) là có thể hoàn thành một chiếc cầu.
- Ảnh bên: Phương án thiết kế cầu vượt lắp ghép kết cấu thép dự kiến xây thí điểm tại Hà Nội.
TS Vũ Hoài Nam, trưởng bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị, khoa Công trình, Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, trong tình thế hiện nay, cầu vượt bằng thép có thể là giải pháp tình thế tốt do lắp ghép đơn giản, nhanh, tháo dỡ dễ, không tốn nhiều diện tích thi công nên không ảnh hưởng nhiều và lâu dài đến giao thông.
Đặc biệt, hiện nay do quy hoạch chưa ổn định thì việc làm cầu thép là phù hợp vì có thể tháo lắp dễ dàng mang đi nơi khác khi nhu cầu giao thông tại đó không còn cao nữa...
Chấp nhận tiếng ồn và bụi
Cầu vượt nhẹ sẽ được làm hoàn toàn bằng thép, móng cọc vít thi công ép xoắn, số cọc ít, giá thành có cao nhưng đặc điểm thi công nhanh, sau khi không dùng nữa có thể dễ dàng tháo ra. Thời gian hoàn thành 1 cây cầu nhẹ là 120 ngày. Khi thi công, các móng, cọc sẽ thực hiện tại hiện trường còn cấu kiện khác sẽ được chế tạo sẵn trong xưởng chở ra lắp ráp. Với phương án này trong vòng 4 tháng là có thể thi công xong cầu với chiều dài 300m. Giá thành dự tính khoảng 150 tỷ đồng/cầu. PGS.TS Phạm Huy Khang (Đại diện nhóm nghiên cứu phương án cầu vượt nhẹ) |
Tình cảnh này hiện cũng xảy ra ở nhiều tuyến phố ở Hà Nội. Vì vậy, cần tránh tư duy làm cầu để giải quyết ùn tắc mà phải xem cái cầu chỉ là một phần của mạng giao thông trong phạm vi giao thông xung quanh nó mới giải quyết được vấn đề, tránh lãng phí.
Cần phân tích giá trị cẩn thận, không nhất thiết phải cầu rộng, ví dụ một cầu nhỏ chỉ dành cho nhánh rẽ trái lớn nhiều khi cũng làm cho nút không còn ùn tắc nữa hoặc ở mức chấp nhận được. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được kinh phí. Ngoài ra cũng cần phân tích kinh tế quy mô của cầu.
Nếu một năm chúng ta có giả sử 720 giờ cao điểm, nếu chấp nhận 50% số giờ đó không ùn tắc cũng là tốt rồi, chứ giải quyết triệt để cả thì chắc chắn phương án cầu đơn giản như hiện nay không giải quyết được.
TS Phạm Tuân, Dự án Chống ùn tắc giao thông cho biết, cầu vượt nhẹ thường có tuổi thọ tối đa là 10 năm, được coi là giải pháp ứng phó với nạn ùn tắc hữu hiệu tại các thành phố lớn hiện nay. Tuy nhiên, cầu vượt bằng kết cấu thép thường gây ra tiếng ồn và bụi.
Nếu xác định xây dựng cầu này thì phải chấp nhận các yếu tố đó. Ngược lại, với kinh phí lớn hơn thì có thể xây dựng các cầu cầm cạn, cao khoảng 1,9m sử dụng cho xe ô tô nhỏ và xe máy. Cầu này có thể sử dụng lâu dài được.
Tô Lan
Tin mới hơn:
- Thiết kế đô thị dựa vào... gió
- Nhà sinh thái nổi "Floating Eco House"
- Xe thông minh PRT
- Nhà container: mốt chứ không phải nghèo đâu
- Mái “xanh” - từ ý tưởng đến hiện thực
Tin cũ hơn:
- Lựa chọn loại sàn nhẹ nhất
- Pavegen: Tạo năng lượng từ những bước chân
- Giải pháp cho thành phố xanh
- Kiến trúc tường mành kính
- Nhật Bản sản xuất "nhà nổi" Noah chống động đất, sóng thần