Với sự phát triển kỹ thuật xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép, tường không còn là phần chịu lực chính của công trình. Toàn bộ tải trọng của mái và sàn nhà được truyền vào hệ thống đà, cột và chuyển xuống móng. Khi đó, tường chỉ còn công dụng ngăn chia và bao bọc.
Khi đó, tường không còn bị giới hạn bởi các yếu tố bề dày, vật liệu, cách bố trí và các khoảng trống bị hạn chế như với tường chịu lực. Nhiều người gọi là khung chịu lực và tường xây chèn. Cửa đi, cửa sổ và các khoảng trống khác trên tường được mở rộng tối đa theo cả hai phương đứng và ngang. Mặt bằng bố trí tường hoàn toàn tự do và không bị ràng buộc bởi vật liệu.
- Ảnh bên : Trường trung học Victorian ở Melbourne.
Cấu trúc khung chịu lực thay thế tường chịu lực đã tạo nên các không gian nội thất vô cùng linh hoạt. Tường ngăn chia được bố trí rất tự do và hoàn toàn có thể thay đổi vị trí theo yêu cầu. Tại các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường không được xây bằng gạch như ở Việt Nam, vì các nhược điểm: tốc độ xây dựng chậm, tải trọng bản thân lớn, khó thay đổi theo yêu cầu và rất phiền phức khi thực hiện (gạch, cát, xi măng...) nhất là trong các tòa nhà công cộng đang được sử dụng. Tường ngăn chia có thể cố định hoặc di động theo các thanh ray, vật liệu rất đa dạng tùy theo ý đồ của người thiết kế.
Tường bao che tuy hiện nay không phải là tường chịu lực, nhưng vẫn phải được cấu tạo bằng loại vật liệu "chịu lực" lớn do yếu tố an toàn. Tường bao che còn phải có được tính cách nhiệt, cách âm tốt.
Tường bao che bằng gạch thường phải dày, nhiều trường hợp phải có lớp cách nhiệt ở giữa. Vật liệu hoàn thiện cho tường gạch phải có tính chống thấm nước, chịu được tác động của nắng, gió và phải có độ co giãn cao để tránh rạn nứt.
- Ảnh bên : London City Hall
Tường ngăn chia ở Việt Nam thường được xây bằng gạch, hoàn thiện bằng sơn nước hoặc các loại vật liệu trang trí. Ở các nước tiên tiến, tường ngăn chia thường bằng thạch cao, gỗ, kính hoặc cả đá tự nhiên... và được lắp ráp trên khung chịu lực bằng kim loại nhẹ. Trong một số trường hợp, tường ngăn chia còn là các tấm di động trên đường ray để tăng khả năng linh hoạt của không gian nội thất.
Do có một vị trí áp đảo trong mỗi công trình nên tường thường được trang điểm bằng nhiều loại vật liệu. Thông thường, người ta hay sử dụng sơn nước. Tuy nhiên, cũng có những vật liệu trang điểm thông dụng khác như gạch ceramic, đá tự nhiên, gỗ, nhôm, thép, kính...
Ngôi nhà kính (Glass House) của Philip Johnson
Tin mới hơn:
- Không chỉ để sơn
- Nghiên cứu và so sánh đường cao tốc làm bằng bê tông xi măng và bê tông asphalt ở Canada
- Greentech: Tiến hoá trong kiến trúc
- Dự án Zuidkas : mô hình cho sự phát triển cân bằng nhu cầu năng lượng
- Thấm - bệnh nhiệt đới trong xây dựng
Tin cũ hơn:
- Trường học bằng... giấy carton tại Tứ Xuyên, Trung Quốc
- Nhà bằng giấy tái chế cải thiện những khu ổ chuột trong thành phố
- Phương pháp mới trong xử lý nền đất yếu
- Đường hầm giao thông thoát lũ độc đáo ở Kuala Lumpur
- Giải thưởng kiến trúc TP.HCM 2008: Nhà di động đạt giải ý tưởng
Lời bình
hình dáng nhà như thế nhưng lõi của công trình vẫn vuông góc với mặt đất và lõi mới là thành phần chịu lực chính của công trình . thường thì lõi có kết hợp chung với cầu thang máy luôn
(***)
tin bình luận RSS của chủ đề này