Ashui.com

Thursday
Nov 21st
Home Công nghệ Ứng dụng Gagoda.vn: Nền tảng kết nối cho ngành Kiến trúc – Nội thất

Gagoda.vn: Nền tảng kết nối cho ngành Kiến trúc – Nội thất

Viết email In

Nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số và tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành Kiến trúc – Nội thất, Gagoda bắt đầu từ tháng 11/2019 dưới dạng một startup công nghệ B2B2C. Tập trung giải quyết các "pain point" của các kiến trúc sư, nhà thiết kế (KTS/NTK) nội thất, sau hơn một năm phát triển nền tảng, Gagoda đã thu hút được 6000+ user và dự kiến tăng trưởng người dùng mạnh mẽ trong hai năm tới.


Sản phẩm vật tư trên Gagoda có kèm theo file BIM/CAD dành cho KTS/NTK.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, mức tiêu dùng cho các sản phẩm đồ gỗ của người dân Việt Nam tương đương với 5-7 nước châu Âu gộp lại. Quy mô thị trường tiêu dùng nội thất trong nước ước tính trị giá khoảng 5 tỷ USD, gần bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất nội thất của Việt Nam mới tập trung cho xuất khẩu mà bỏ ngỏ lượng lớn khách hàng ngay tại sân nhà.(1)

Về nguyên nhân thị trường tiêu dùng đồ gỗ nội địa gia tăng, ông Hạnh cho hay, Việt Nam là thị trường lớn với dân số lên tới trên 96 triệu người và là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, kiến thiết các công trình nhà ở, khách sạn… rất lớn. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay không nghĩ tới giá rẻ mà họ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp với phong cách, tôn trọng sự cá nhân hóa.

Bên cạnh công năng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm thì khuynh hướng mua hàng online cũng dần phát triển với sự bùng nổ của thời đại số và các sàn thương mại điện tử.

"Ngành kiến trúc và xây dựng Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Đây là một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao và có tiềm năng trở thành trở thành trung tâm kiến trúc hàng đầu Đông Nam Á", ông Dean ReinHard, Giám đốc Kỹ thuật Epic Games Đông Nam Á nhận định trong hội thảo về ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng tại Việt Nam.(2)

Mặc dù các doanh nghiệp vật tư, nội thất nhận thức được lợi ích của chuyển đổi số, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, tốc độ chuyển đổi số trong ngành nhìn chung còn khá chậm.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, trong bối cảnh các doanh nghiệp cần phải đổi mới cách tiếp cận với đối tác và khách hàng từ offline sang online.

Gagoda xây dựng hệ sinh thái cho hành trình chuyển đổi số, bao gồm số hóa sản phẩm, công cụ quản lý vật tư cho dự án và nền tảng kết nối thông qua hình ảnh thực tế công trình.


Tính năng kết nối qua hình ảnh trên Gagoda – Kết nối tất cả các đơn vị tham gia vào dự án.

Các doanh nghiệp vật tư, nội thất có thể tiếp thị sản phẩm của họ đến khách hàng dễ dàng thông qua file số hóa sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, hình ảnh dự án. Việc liên kết file BIM/CAD, sản phẩm và hình ảnh ứng dụng của sản phẩm trong các dự án giúp các đơn vị thiết kế, thi công, cung cấp vật tư khẳng định uy tín doanh nghiệp và rút ngắn thời gian tìm kiếm đối tác.

Sớm số hóa sản phẩm và kết nối online sẽ giúp các doanh nghiệp vật tư – nội thất tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thời đại khám phá trực tuyến.

Ông Nguyễn Xuân Khương – Founder & CEO của Gagoda lạc quan về khả năng phát triển của Gagoda cũng như các startup khác đang phát triển mạng xã hội chuyên ngành tại Việt Nam: “Việc phát triển nền tảng chuyên ngành bên cạnh các ông lớn như Facebook hay Tiktok sẽ gặp nhiều thách thức nhưng vẫn có khả năng tạo nên khác biệt. Cộng đồng công nghệ Tinhte.vn là ví dụ tiêu biểu về thành công của nền tảng mạng xã hội chuyên ngành. Chúng tôi tập trung và thị trường mục tiêu, liên tục tối ưu trải nghiệm của người dùng KTS/NTK và mang lại cho các Thương hiệu, Nhà phân phối khả năng tiếp cận đúng tệp Khách hàng tiềm năng.”

Tìm hiểu thêm về Gagoda tại https://gagoda.vn/

Tham khảo:
(1) https://www.vietnamplus.vn/nganh-go-vuot-tro-ngai-de-dat-muc-tieu-xuat-khau-12-ty-usd/641328.vnp
(2) https://theleader.vn/nhan-to-thay-doi-cuoc-choi-nganh-kien-truc-va-xay-dung-1624708729364.htm

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Loading...