Từ ngày 12/12, hàng loạt kênh đào và đường ống có tổng chiều dài 1.400 km đã bắt đầu dẫn nước trực tiếp từ sông Dương Tử (tên khác của sông Trường Giang) tới khu vực phía Bắc của Trung Quốc, trong đó có thủ đô Bắc Kinh.
Đây là bước tiến lớn trong dự án khổng lồ dẫn nước ngược từ phía Nam lên phía Bắc của Trung Quốc, dự án cấp nước lớn nhất thế giới với giá trị ước tính lên đến 500 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 80 tỷ USD).
Cảnh khô hạn trên sông Dương Tử ở thành phố Trùng Khánh, miền tây nam Trung Quốc. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dự án nà, nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước ở khu vực phía Bắc và là một thành tựu khác của Trung Quốc trong lĩnh vực cơ khí. Đại kênh đào Bắc Kinh - Hàng Châu, dòng sông nhân tạo dài nhất thế giới, được hoàn thành vào thế kỷ 13, đóng vai trò là tuyến đường thuỷ chính để vận chuyển ngũ cốc giữa phía Nam và phía Bắc thời Trung Quốc cổ đại.
Giai đoạn 1 của dự án trên, khởi công hồi tháng 12/2003, khởi đầu từ hồ chứa nước nhân tạo Đan Giang Khẩu thuộc tỉnh Hồ Bắc và có độ dài lên đến 1.432 km. Hàng năm, tuyến đường thủy này có thể cung cấp 9,5 tỷ mét khối nước cho 100 triệu người dân tại khu vực khô hạn phía Bắc của Trung Quốc, bao gồm thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc.
(TTXVN)
- Nhật Bản sẽ giúp Ấn Độ xây thủ phủ mới của Andhra Pradesh
- Nhật Bản xây “làng hydrogen” chuẩn bị Olympic Tokyo 2020
- Nga xây dựng tuyến đường sắt dài nhất thế giới nối Moscow đến Bắc Kinh
- Nicaragua xây dựng kênh đào cạnh tranh với kênh đào Panama
- Trung Quốc sẽ đầu tư 31 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng mới
- Khai trương đường đi bằng kính trên biểu tượng của London
- "Vườn chim ở Thái Lan" chiến thắng giải thưởng Holcim Awards 2014 khu vực châu Á-Thái Bình Dương
- Giao thông công cộng tại Geneva bị gián đoạn do đình công
- Saudi mở rộng đại thánh đường ở Mecca: Hàng loạt công trình cổ bị đe dọa
- Australia thông qua Kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu