Ashui.com

Monday
Jan 06th
Home Tương tác Đối thoại

Đối thoại

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các dự án đô thị theo mô hình TOD ở những địa phương gần TPHCM

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các dự án đô thị theo mô hình TOD ở những địa phương gần TPHCM

Việc vận hành tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng tại TPHCM mà còn là minh chứng rõ nét cho thành quả hợp tác hữu nghị Việt - Nhật.

Trao đổi với KTSG Online, ông Ono Masuo, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM, cho biết doanh nghiệp Nhật Bản xem việc phát triển không gian dọc theo tuyến metro số 1 là một cơ hội để đầu tư vào phát triển đô thị theo mô hình TOD. Nhiều doanh nghiệp  bày tỏ sự quan tâm với các dự án phát triển đô thị theo mô hình TOD tại các thành phố lân cận với TPHCM như Bình Dương.

Ông Ono Masuo, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM. (Ảnh: Đạt Thành)

Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của việc hoàn thành dự án metro số 1 trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng bền chặt?

- Nhật Bản và Việt Nam đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên thành Đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái. Chính vì vậy, việc hoàn thành dự án xây dựng tuyến metro số 1, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ tin cậy giữa hai nước.

Metro số 1 là dự án được thực hiện bởi nguồn vốn viện trợ ODA của chính phủ Nhật Bản và cũng là một trong những dự án viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng tiêu biểu của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Tuyến metro này được khai thác sẽ giúp cải thiện tình trạng hệ thống giao thông bị lệ thuộc vào xe gắn máy, xe ô tô, giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm không khí. Đây chính là cách Nhật Bản và Việt Nam cùng cụ thể hóa mục tiêu chung, hướng đến phát triển đô thị bền vững.

Ông có nhận xét gì về vai trò của tuyến metro số 1 trong việc thúc đẩy mô hình phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam?

- Việc đưa vào khai thác thương mại tuyến metro số 1 tại TPHCM không chỉ đơn thuần là hoàn thành một dự án phát triển cơ sở hạ tầng, mà còn là thành quả mang tính biểu tượng, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác Nhật - Việt trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, kỹ thuật, môi trường và đời sống của người dân.

Sắp tới, người dân TPHCM sẽ trực tiếp sử dụng và cảm nhận sự tiện lợi của tuyến metro số 1. Từ đó, người dân có thể hình dung được lợi ích của việc xây dựng phát triển đô thị bền vững với trọng tâm là phát triển hệ thống giao thông công cộng, bắt đầu từ đường sắt đô thị. Tôi tin rằng, với sự thấu hiểu từ người dân, thành phố có thể hoàn thành được mục tiêu xây dựng phát triển đô thị bền vững đã đặt ra.

Nhật Bản mong muốn sẽ tiếp tục đồng hành với TPHCM, chia sẻ vận dụng những kinh nghiệm của Nhật Bản để cùng thành phố thực hiện mục tiêu này.

Theo kế hoạch, tuyến metro số 1 có thể được nối dài đến các tỉnh thành lân cận TPHCM, trong đó có Bình Dương. Nếu quy hoạch này được thực hiện, việc đi lại giữa các đô thị sẽ trở nên dễ dàng hơn và thời gian đi lại sẽ được rút ngắn.

Sơ đồ các tuyến đường sắt đô thị TPHCM. (Ảnh: Gia Nghi)

Theo ông, đâu là thế mạnh của Nhật Bản trong việc áp dụng mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) mà TPHCM đang theo đuổi?

- Các doanh nghiệp Nhật Bản xem việc phát triển không gian dọc theo tuyến metro số 1 là một cơ hội để đầu tư vào phát triển đô thị theo mô hình TOD. Việc quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại, xây dựng phát triển nhà ở, văn phòng, các công trình công cộng thành một khối thống nhất xung quanh nhà ga sẽ góp phần nâng cao chất lượng không gian đô thị.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự quan tâm đối với các dự án phát triển đô thị theo mô hình TOD tại các thành phố lân cận với TPHCM như Bình Dương. Việc triển khai các dự án này cũng đang nhận được nhiều kỳ vọng.

Kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản trong việc phát triển đô thị, kết hợp với các kiến thức liên quan đến việc phát triển kinh tế dọc theo tuyến đường sắt đô thị tại Nhật Bản nếu được ứng dụng tại Việt Nam sẽ thúc đẩy các đô thị phát triển bền vững. Đây cũng là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, phát triển thương mại và vận hành hệ thống giao thông công cộng.

Các dự án như xây dựng tuyến metro số 1 vận dụng tổng hợp nhiều lĩnh vực từ quản lý giao thông, sử dụng hiệu quả năng lượng, đến ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin (ICT) - các ngành đóng vai trò nền tảng trong phát triển đô thị thông minh. Vì vậy, đây cũng là một cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp ICT của Nhật Bản.

Hơn nữa, chúng tôi cũng mong muốn hợp tác cùng TPHCM trong những lĩnh vực cần thiết để phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là với các dự án xây dựng những tuyến metro khác mà thành phố đang quy hoạch.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Đỗ Ân

(KTSG Online)

 

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?

Phát triển xanh, các đô thị đang đối mặt với những thách thức gì?Việt Nam đang có tốc đô thị hóa nhanh chóng với 42% dân số sống tại đô thị tính đến năm 2023 và dự kiến con số n�...

Chuyên gia Trần Thành Vũ: "Thực chất nỗ lực của chúng ta là sử dụng hiệu quả năng lượng nhưng giảm chi phí đầu tư"

Chuyên gia Trần Thành Vũ: Đã mấy ai khẳng định xây dựng công trình xanh có chi phí thấp hơn so với công trình thông thường? Liệu đã có bao nhiê...

Lũ giảm nhưng ngập đô thị tăng ở ĐBSCL: vấn đề ở đâu?

Lũ giảm nhưng ngập đô thị tăng ở ĐBSCL: vấn đề ở đâu?Hơn mười năm trở lại đây, xu hướng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng giảm, nhưng tình trạng ngập tạ...

Doanh nghiệp Việt muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam…

Doanh nghiệp Việt muốn tham gia dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam…“Hiện đã có một số doanh nghiệp trong nước quan tâm và muốn tham gia đầu tư, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ c...

Tái thiết đô thị Hà Nội: Tạo lập “cơ chế niềm tin” giữa ba bên

Tái thiết đô thị Hà Nội: Tạo lập “cơ chế niềm tin” giữa ba bênVới nhiều đặc điểm tương đồng và yêu cầu cấp bách đặt ra trong tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng sống cho ...

Để Làng cổ Đường Lâm trở thành Di sản văn hóa thế giới

Để Làng cổ Đường Lâm trở thành Di sản văn hóa thế giớiSau gần 20 năm được xếp hạng Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia (2005 - 2024), Làng cổ Đường Lâm (thị xã S�...

TS Đinh Thế Hiển: Nhà ở xã hội nhìn từ góc độ cung – cầu

TS Đinh Thế Hiển: Nhà ở xã hội nhìn từ góc độ cung – cầu“Câu trả lời đúng luôn đến từ thị trường. Đối với nhà ở xã hội, phải xác định được nhu cầu thật, từ đ�...

Khắc phục ngập úng đô thị: Nguyên nhân và giải pháp

Khắc phục ngập úng đô thị: Nguyên nhân và giải phápHiện tượng ngập úng, nhất là ở các đô thị đang trở thành nỗi lo của người dân. Những năm gần đây, chúng ta ghi n...

Bắc Ninh: Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

Bắc Ninh: Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản“Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đ...

Vai trò của quy chế quản lý kiến trúc trong bảo tồn và phát triển kiến trúc Việt Nam

Vai trò của quy chế quản lý kiến trúc trong bảo tồn và phát triển kiến trúc Việt NamNhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương - Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) đã ch...
Trang 1 trong tổng số 51
Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Hiện có 5764 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  


Loading...