Số liệu trên vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật đến ngày 23/5. Đây là 29 dự án đã hoàn thành thủ tục COD (Commercial Operation Date - ngày vận hành thương mại), phát điện thương mại lên lưới, trong số 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.
Chỉ có khoảng 1.577 MW điện từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được phát lên lưới. (Ảnh: Nguyên Nga)
Theo EVN, 29 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp này có tổng công suất 1.577,65 MW, đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại (gọi tắt là COD), phát điện thương mại lên lưới.
Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 23/5 đạt hơn 2,597 tỉ kWh.
EVN cho hay, tính đến ngày 23/5, có 81/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 4.597,86 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty mua bán điện (thuộc EVN) để đàm phán giá điện.
Trong đó, có 72 dự án với tổng công suất 4.128,01MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21 ngày 7.1.2023 của Bộ Công thương. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 63/72 dự án. Bộ Công thương đã phê duyệt phê giá tạm cho 63 dự án với tổng công suất với tổng công suất 3.429,41 MW.
Đến nay, có 32 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 37 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 41 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Hiện còn 4 dự án với tổng công suất 136,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán giá điện.
Trước đó, thông tin về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được EVN cập nhật đến ngày 10/11/2023 cho thấy, có 21 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp (tổng công suất 1.201,42MW) hoàn thành thủ tục COD đã phát điện thương mại lên lưới với sản lượng điện (tính từ thời điểm COD) gần 793,4 triệu kWh.
Như vậy, sau hơn nửa năm, đã có thêm 8 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn tất thủ tục COD để phát điện thương mại lên lưới. Theo đó, sản lượng điện phát lên lưới tăng từ 793,4 triệu kWh lên 2,597 tỉ kWh.
Ngoài ra, sau hơn 6 tháng, số dự án đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá cũng tăng từ 69 dự án lên 72 dự án; số dự án được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm tăng thêm 1 dự án, từ 62 lên 63; số dự án được cơ quan quản lý nghiệm thu công trình từ 24 lên 32 dự án; số đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực tăng thêm 7 dự án, từ 30 lên 37 dự án; và tăng thêm 1 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư, từ 40 lên 41 dự án…
Nguyên Nga
(Thanh Niên)
- Đề xuất thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm TP.HCM
- Phê duyệt quy hoạch cảng biển
- Đà Nẵng: Phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu sinh thái phía Tây thành phố
- Sớm hoàn thiện, ban hành nghị định mới về giá đất
- Công bố Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc
- Vĩnh Phúc: Thực hiện mục tiêu xanh hóa không gian đô thị
- Bình Dương: sẽ có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp di dời
- Thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh
- Một số tỉnh, thành có tỷ lệ thực hiện nhà ở xã hội còn thấp
- Thủ tướng chủ trì cuộc họp gỡ khó cho nhà ở xã hội