Đây là kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cập nhật chi tiết cho Việt Nam năm 2012, do Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố ngày 17/4, tại Hà Nội.
Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 39% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TPHCM có nguy cơ bị ngập. Như vậy, gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL; trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số TPHCM bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Triều cường tại TPHCM (ảnh tư liệu)
Bộ Tài nguyên - Môi trường đã xây dựng 3 kịch bản phát thải thấp, trung bình và kịch bản phát thải cao về biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc biệt, trong đó có 7 khu vực ven biển của Việt Nam và các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với mực nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; 15 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu với tỷ lệ 1/10.000 (tương đương cấp huyện); khu vực TPHCM và ĐBSCL với tỷ lệ 1/5.000.
(TTXVN)
- Hợp tác bảo tồn di sản hai cố đô Huế - Luangprabang
- UAI hợp tác Spatial Decisions thành lập Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng GIS
- Hà Nội công bố 2 quy hoạch phân khu đô thị phía bắc sông Hồng (N4, N9)
- Cơ cấu lại lực lượng Thanh tra xây dựng
- Phát triển Đà Nẵng như thành phố sự kiện
- Lượng xe máy đã vượt quy hoạch cho năm 2020
- Tập huấn quản lý rủi ro cho các di sản tại Việt Nam
- “Kế hoạch Vân Đồn” lên bàn họp Chính phủ
- Khởi công xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM