Ashui.com

Friday
Mar 29th
Home Tương tác Góc nhìn Bất lực trong việc bảo vệ bãi đá cổ Sa Pa?

Bất lực trong việc bảo vệ bãi đá cổ Sa Pa?

Viết email In

Được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện vào năm 1925, bãi đá cổ Sa Pa nằm tại thung lũng Mường Hoa (trên địa bàn 3 xã: Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đã trở thành một địa điểm tham quan của du khách trong và người nước. Với gần 200 khối đá lớn nhỏ, trên bề mặt chạm khắc nhiều hình thù kỳ lạ, bãi đá cổ trải rộng 8km² là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây. Đánh giá đúng giá trị của khu bãi đá này, tháng 10/1994 bãi đá cổ Sa Pa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


Đoạn hàng rào quanh phiến đá Bố đã bị mất một đoạn (trái) / Trẻ con leo lên làm cầu trượt (phải)

Tuy nhiên, cũng bởi sự phát triển của du lịch mà di tích này đã đứng trước sự xâm hại nghiêm trọng. Đã có nhiều phương án “cứu” bãi đá cổ được đề xuất và áp dụng, như làm đường cho du khách tham quan một số phiến đá quan trọng, dựng hàng rào bê tông cốt thép bao bọc quanh các tảng đá… Nhưng khi đưa vào sử dụng, phương án nào cũng đều có “mặt trái” của nó. Con đường dễ đi kia cũng đồng thời “giúp” cho nhiều bước chân du khách trực tiếp trèo lên các tảng đá chi chít hình khắc của người xưa. Còn hàng rào bê tông thì quá thấp và thiếu kiên cố để ngăn bước chân của những đứa trẻ bán hàng rong quanh điểm du lịch hấp dẫn này.

Sau vài năm tiến hành bảo vệ, tới nay hàng rào quanh phiến đá Bố - phiến đá được coi là đẹp nhất bãi đá cổ - đã bị biến mất một đoạn. Và hình thù thoai thoải của phiến đá lập tức trở thành “cầu trượt” cho bọn trẻ chơi đùa hàng ngày. Khi mệt, chúng nằm kềnh trên phiến đá mà ngủ mê say. Còn hòn đá Mẹ ngay sát mép đường thì bức tường rào bê tông quá thấp không đủ ngăn bước chân của cư dân bản địa.
 

Phiến đá dùng làm… giường (trái) / Viết vẽ lên đá cổ (phải)
 
Bây giờ, vẫn có những phương án được tiếp tục đưa ra bàn bạc nghiên cứu để bảo vệ bãi đá cổ ở Sa Pa. Tuy nhiên, sự xâm hại của du khách và những cư dân bản địa vẫn diễn ra hàng ngày, và rất nhiều những hình vẽ chạm khắc trên đá của người Việt cổ đã mất dấu, thay vào đó là những nét vẽ nguệch ngoạc, những chữ viết để “ghi dấu ấn cá nhân” của một số du khách thiếu ý thức. Sự việc đang công nhiên diễn ra, và hình như chúng ta đang bảo vệ bãi đá bằng sự bất lực?
 
Trước khi các cấp ngành đưa ra biện pháp tối ưu để bảo vệ bãi đá cổ Sa Pa tôi – với tư cách là một khách du lịch - xin thử đề xuất biện pháp bán vé cho du khách vào thăm quan bãi đá cổ này (giống như du khách phải mua vé thăm quan bản Cát Cát,…).

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo