By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Làng rừng

Ashui.com 18/07/2013
9 phút đọc
SHARE

Thủa xưa, người đồng rừng, truyện đường rừng và trăm thứ tục lệ, phép thuật kỳ bí đã tạo nên sự thâm nghiêm cho những xứ sở mây mù rừng xanh, núi đỏ. Nhưng với những người sống ngay cửa rừng, họ lại cảm nhận rừng một cách khác, đó là ranh giới giữa một bên là sự hoang sơ, tôn kính quy luật của thiên tạo và một bên là những mưu toan, thói thường của con người đã làm mất đi sự thanh khiết ấy. 

Bởi thế mà trong tâm thức con người hôm nay, được trở lại và cảm nhận hồn của rừng trong sự tĩnh tại là một cách để thanh lọc tâm hồn tự giác và sâu sắc nhất.

 

Từ con đường rải nhựa cũ kỹ, mải miết theo những cột cây số đường nội tỉnh về phía An Bình, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình), bất chợt gặp lại dòng Bôi lặng lẽ. Chiếc cầu gỗ đã cũ cứ bập bênh từng thanh gỗ như đánh thức khách phương xa trong giấc trưa tiết trời mát dịu. 

Những mảnh ván cũ mòn gợi nhớ bao chuyện về những người thợ sơn tràng xưa từ đất Ninh Bình lên đây can trường đốn gỗ lập ra nghệ mộc đất này. Xưởng gỗ An Lạc nay ầm ào tiếng cưa máy, phay tiện tuôn phoi bào trắng muốt.

Mùa hạ ở đây vẫn nắng, nhưng nắng được pha với dịu dàng của nước xanh, lá biếc tạo nên một thứ men nồng. Sông Bôi từ mạn Tú Sơn nhỏ hẹp, lặng lờ như người trầm tư, vô ưu mà về đây vồn vã tưới mát một vùng.

Dòng không ồn ào và trái tim vô hình của nó như âm thầm gửi những mạch ngầm tưới mát những cánh đồng và lắng sâu qua những phố chợ xôn xao rồi gửi tình đến những khu vườn vắng xa xôi làm nên ao nhà vàng ươm hoa mướp và thấp thoáng bóng cá lặng lờ tìm mồi, sắc sen hồng chính hạ.

Con đường mòn đón chúng tôi bằng sự ngỡ ngàng sau những chặng dài đường liên xã nhàm chán. Ở đây núi đồi đã lùi xa nhường lại cho những gò đất cao rợp bóng keo xanh, lảnh lót tiếng chim rừng đất Liên Hòa, Liên Phú. Nhưng chỉ qua một khúc quanh là cảnh sắc đầm ấm của cư dân Bắc bộ nay chỉ còn trong những bức ảnh cổ.

Ngôi nhà năm gian thâm nghiêm lợp ngói còn lưu những nét chạm đục tinh xảo của những người thợ Sơn Nam Hạ một thời. Những người con của dòng họ Nguyễn từ Ninh Bình lên đây gặp người họ Lê, họ Phạm, họ Trần và dựa lưng vào nhau lập ra ngôi làng kỳ lạ: Làng rừng.

Làng người đông nhưng vẫn thưa vì đất rộng, vì ai cũng quý cảnh xưa mà giữ lại nét hoang sơ cho đến tận bây giờ. Nét khác biệt so với làng dưới xuôi là lác đác những nếp nhà giữa mênh mông vườn tược bén vào mép rừng xanh tốt. 

Đàn ngan đủng đỉnh trong sân mặc kệ sự có mặt của khách, nhẩn nha tìm hạt cơm, hạt tấm còn sót lại tự hôm qua trên nền sân gạch. Bất giác thấy bình yên lạ. Bình yên bởi bóng lưới dăng dưới lòng suối hoang sơ bao loài cỏ hoang, thanh thản đàn rô, đàn diếc kiếm mồi. 

Xế trưa, mới bắt gặp gia chủ. Vẻ người sơn cước đã phai nhạt dần phong thái miền đồng bằng chiêm trũng nhưng vẫn còn đó sự xởi lởi, dễ gần của anh nông dân Bắc bộ. Sau tuần trà tâm sự, khách mới hiểu gia chủ bôn ba khắp trong Nam ngoài Bắc trước khi về làng rừng này nương lại nếp nhà tổ tiên còn nguyên ngấn lũ bùn từ mạn phù sa Ninh Bình để bồi đắp lại nghiệp tiên tổ.

Nhớ những ngày các con còn nhỏ, anh Dũng lặn lộn với nghề sửa xe lấm lem dầu mỡ trên thị xã. Khá hơn một chút, sau này anh ra Hà Nội bán trà đá, làm bảo vệ… Nhưng khi trở về, nhìn năm gian nhà gỗ mối mọt, vợ con héo hắt dưới mái hiên xiêu vẹo khiến anh nặng lòng ở lại quê nhà gây dựng lại từ đầu.

Hiểu cái tâm của anh Dũng đã an cư với đất nhà, chúng tôi bước ra sân, điểm tĩnh ngắm cơ ngơi của gia chủ. Làng ở đây được rừng ấp iu nhưng không lụy vào đất rừng nâu thẫm mà thay vào đó là những thứ cây thẳng tuột chờ ngày đốn hạ. Rừng vẫn hồn nhiên nhiều thứ cây hỗn tạp, quả để ăn, bóng mát để xòa xuống ao nhà vẳng tiếng vịt, tiếng ngan đạp nước.

Bờ ao không kè, đầm sen bùn đặc sánh, vườn rau, cây thuốc nằm xen với cỏ như cuộc giao thoa bất tận của lẽ tương sinh của đất trời. Từng lối ao nhà mở ra bãi ruộng, bóng tre xòa xuống đung đưa nhịp gió gợi ký ức một thời người dân cố cô lên đây mở đất gặp cửa rừng ngã nước nằm mê man bái lạy vong linh làng mạc.

Theo lời chủ nhà, lối đi ấy, có thể xưa là bờ suối cửa rừng trước khi được những người dân đầu tiên đào đất đắp nền. Dưới xa kia, chân ruộng ấm nước suối rừng mà trổ lúa vàng cuối vụ chiêm mây mẩy. Chuyện con rô, con diếc, con chép ruộng đã là quá khứ xa dưới đồng bằng thì giờ vẫn nhấp nháy, tung tăng quanh chân gốc mạ nơi cửa rừng.

Người làng ở đây vẫn giữ nếp cũ mỗi sớm mai thức dậy chia nhau từng nắm chua, con cá ruộng như thứ quà đơn sơ đón tay con trẻ. Cô thôn nữ Trúc Mai của làng rừng giờ đã thành thiếu nữ kiều diễm đất Hà thành nhưng dưới mái nhà xưa vẫn không quên thức dậy từ lúc vừng đông vừa hửng để đi vớt đó.

Gót hồng của cô phả ánh nắng mai lấp lánh qua làn nước, đôi mắt nâu như đồng đất quê nhà núp dưới hàng mi đen rậm vẫn thẹn thùng ngắm khuôn mặt mình in trên mặt nước hồ xanh mát.

Con người đẹp như tên làng xóm, lòng phơi phới niềm yêu đất đai như ngọn gió đồng hồ hởi thổi mát bao giấc trưa nồng nàn. Đêm, làng rừng thâm u nhưng không cô lẻ bởi từng ngôi nhà vẫn sáng ánh điện, tiếng trẻ đọc bài, tiếng tivi oang oang từng bản tin mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi…

Nơi mà rừng vẫn được trọng thị, nếp sống mới len giữa hoang sơ mà sinh sôi đem về những vụ mùa bội thu và đầm ấm tình người. 

Bùi Việt Phương (Doanh nhân Sài Gòn) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

Bài trước Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn: Thủ phạm là “giao thông”
Bài tiếp Xây dựng tuyến phố ẩm thực trong phố cổ Hà Nội
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Hà Nội phát triển đô thị nên “quay mặt” vào sông Hồng

Báo Xây dựng 27/04/2025
Góc nhìn

TPHCM: Kỳ vọng chuyển đổi xanh từ nền tảng tài chính xanh

KTSG Online 26/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?