By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Bối cảnh tạo nên hoàn cảnh của kiến trúc sư Việt Nam

Ashui.com 18/09/2009
14 phút đọc
SHARE

Các công trình lớn, phức tạp, ở các vị trí quan trọng cũng có nhiều hình thức thấy các chủ đầu tư (Nhà nước, liên doanh, hoặc tư nhân nước ngoài) đều chọn tư vấn nước ngoài, hoặc nước ngoài hợp tác với Việt Nam, có số ít tư vấn trong nước độc lập (nhóm một) được chọn nhưng hiếm.

Trao đổi với KTS Nguyễn Thúc Hoàng, Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam:

PV : Đã có rất nhiều cuộc bàn luận xoay quanh vấn đề tại sao lực lượng kiến trúc – tư vấn của chúng ta thường yếu thế trong các cuộc thi kiến trúc, quy hoạch, tuyển chọn tư vấn khi có các đối tác nước ngoài tham gia. Nhận định một cách tổng thể và khách quan về vấn đề này thế nào, xin KTS cho biết?

KTS Nguyễn Thúc Hoàng (ảnh bên) : Nếu muốn nhận định một cách tổng thể thì trước hết phải nhìn nhận bức tranh chung về KTS hành nghề tại Việt Nam hiện nay thế nào. Có thể hình dung theo các nhóm sau đây:

1. Các tổ chức tư vấn thiết kế của nhà nước trước đây, hiện đã hoặc đang chuyển thể sang cổ phần hóa, hoặc Công ty TNHH theo luật Doanh nghiệp. Các đơn vị này có truyền thống và kinh nghiệm, có đội ngũ cán bộ đa ngành và được đào tạo bài bản, ít nhiều có tính chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi và sức ép thị trường, gặp rất nhiều khó khăn nên đứng vững và phát triển, có thương hiệu chỉ còn số ít.

2. Sau khi mở cửa, đổi mới, một số KTS Việt kiều từ nước ngoài về nước, tìm kiếm thị trường ở quê hương vừa hành nghề vừa góp phần để xây dựng. Nhóm này thường là các văn phòng kiến trúc dạng tư nhân, số lượng đơn vị thành danh cũng rất ít.

3. Song hành cùng với Việt kiều, một số nhóm KTS người nước ngoài qua nhiều hình thức tiếp cận đã được hành nghề tại Việt Nam dưới dạng hoặc độc lập, hoặc hợp tác với các KTS Việt Nam (đặc biệt là KTS trẻ). Loại tổ chức này có nhiều ưu thế như trẻ, năng động, kết hợp được phong cách làm ăn theo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và văn hóa cũng như thực tế bản địa.

4. KTS thuần túy trong nước (hoặc gồm nhiều thế hệ, hoặc chỉ có KTS trẻ) thành lập và hoạt động dưới dạng công ty, văn phòng theo Luật Doanh nghiệp, đại đa số làm chức năng tư vấn thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất, một số ít hoạt động tổng hợp thi công hoặc vật liệu xây dựng.

5. Các đơn vị tư vấn hoàn toàn của nước ngoài, xuất phát từ là tư vấn của các dự án đầu tư nước ngoài xây dựng tại Việt Nam, hoặc trúng tuyển trong các cuộc thi kiến trúc lớn mà nhà nước ta tổ chức, dần dần gây được uy tín và có đại diện ở các thành phố lớn tại Việt Nam.

Theo quy định của ta, khi hoạt động công việc, các tổ chức này phải liên danh với tư vấn Việt Nam, và họ thường hợp tác với nhóm thứ Nhất.

Vậy thực tế phân bổ thị trường ra sao?

Ta hãy tính đến theo kiểu khác một chút (tức là không theo thứ tự trên). Các công trình đặc biệt của Nhà nước, Trung ương, các quy hoạch quan trọng của các khu hoặc các đô thị lớn, đặc thù… Qua nhiều hình thức đều thấy nhà nước chọn tư vấn nước ngoài (nhóm cuối).

Các công trình lớn, phức tạp, ở các vị trí quan trọng cũng có nhiều hình thức thấy các chủ đầu tư (Nhà nước, liên doanh, hoặc tư nhân nước ngoài) đều chọn tư vấn nước ngoài, hoặc nước ngoài hợp tác với Việt Nam, có số ít tư vấn trong nước độc lập (nhóm một) được chọn nhưng hiếm.

Số còn lại, đặc biệt ở các địa phương (đô thị nhỏ và nông thôn) đều do KTS Việt Nam đảm nhận (chủ yếu nhóm 1 và nhóm 4). Ngay trong đối tượng này, ở những nơi KTS ít và yếu, các công trình chủ chốt của địa phương cũng bị tư vấn tại các thành phố lớn cạnh tranh.

  • Ảnh bên : FPT 89 Lang Ha Building do HTT Architect & Associates thiết kế (ảnh : Ashui.com)

Quay trở lại vấn đề tại sao có sự phân bổ như vậy và sự yếu thế của tư vấn nội địa?

Nhìn nhận vấn đề này, có lẽ để khách quan phải đề cập ở nhiều góc độ. Mà trước hết phải tự nhìn mình.

Tư vấn Việt Nam trước đây quen “xét duyệt” hơn thi tuyển. Cho nên từ quy hoạch cho đến công trình, mục tiêu làm đầu là sao cho nhanh chóng được xét duyệt, thông qua và ký hợp đồng để có việc làm và có tiền, vì vậy phải rất thực tế và chiều chủ đầu tư, chiều theo ý lãnh đạo.

Sau này mới xuất hiện các cuộc thi và quan tâm đến việc đề xuất ý tưởng. Các tư vấn nước ngoài, phần có kiến thức, có kinh nghiệm, có thông tin, phần ít bị ràng buộc thực tế nên các đề xuất của họ mới me, táo bạo dễ gây ấn tượng (có trường hợp vượt quá thực tế nhưng điều chỉnh và thuyết phục được chọn). Còn tư vấn Việt Nam phần yếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, thông tin, phần bị “bệnh thực dụng” ám ảnh nên thiếu mạnh dan, sáng tạo. Cũng có một số phương án của các tác giả trẻ tham gia, đề xuất khác lạ song thường sao chép ở đâu đó đã có.

Bên cạnh đó, việc thi kiến trúc cũng chỉ một phần để lựa chọn phương án, nhưng tiếp theo còn xem xét năng lực để lựa chọn tư vấn. Vì vậy thực tế, chủ đầu tư quy định chọn tư vấn có trường hợp không phải đơn vị đoạt giải cao nhất.

Ở góc độ này, trừ một số tổ chức lớn, tương đối có năng lực đồng bộ, có kinh nghiệm hoăc ít nhiều qua thành quả thực tế, được xã hội biết đến (có thương hiệu). Còn lại đa phần là các tổ chức chuyên ngành, nhỏ lẻ, thiếu năng lực đồng bộ, chưa có kinh nghiệm liên kết hợp tác, ít tiếp cận và quan hệ trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, vật liệu nên khó khăn trong các khâu tiếp theo thực hiện dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn có đầu tư cao, chủ đầu tư đắn đo, thiếu tin cậy để lựa chọn.

Về khách quan cũng có nhiều tác động dẫn tới tình trạng nêu trên: Nhiều KTS, đơn vị tư vấn thiết kế, qua trải nghiệm thương trường cũng đã tự nâng cao, đổi mới cho tương thích, nhưng vẫn còn vướng một số rào cản của cơ chế, khó khăn về mặt tài chính (thiết kế phí của ta chưa tính đến tích lũy để tái sản xuất và phát triển), ít điều kiện để tự nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ, chưa kể sự thiếu bình đẳng như tư tưởng chuộng ngoại, trả phí cho tư vấn nước ngoài quá chênh lệch so vơi trong nước.

  • Ảnh bên : VN Post Tower do Liên danh giữa Công ty Kiến trúc Việt và Công ty Tư vấn Baurconsult (CHLB Đức) thiết kế (ảnh : Ashui.com)

Thực trạng đã diễn ra, quá trình tiếp đến của hội nhập, khó khăn và thách thức đối với KTS Việt Nam sẽ tăng lên nhiều. Vậy theo KTS thì cần có những biện pháp nào để khắc phục?

Tôi cho rằng biện pháp cụ thể không là mấu chốt, mặc dù nó cũng quan trọng nhưng thị trường sẽ điều tiết và biện pháp cũng đa dạng, đa lĩnh vực, mềm dẻo thích ứng.

Các ngành biện pháp, cần giải quyết từ tư duy chiến lược, đó là: cho dù cơ chế thị trường, cần xác định trách nhiệm nhà nước trong việc xây dựng đội ngũ tư vấn của Việt Nam thế nào để đảm trách được kiến trúc nước nhà, hay để cho nước ngoài vào tạo dựng kiến trúc cho mình, có thể kiến trúc tốt nhưng thiếu đi hơi thở của con người và môi trường Việt Nam.

Người Việt Nam thông minh, khi đủ năng lực không chỉ hoàn thành trách nhiệm với sứ mệnh trong nước, mà còn vươn ra khu vực và thế giới, không chỉ giải quyết cuộc sống mà có thể tạo uy tín, gây thương hiệu làm rạng danh giới kiến trúc nước nhà.

  • Ảnh bên : Bar “Gió và Nước” do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế (ảnh : Ashui.com)

Từ tư duy chiến lược đó mà có các chính sách, cơ chế hoặc các biện pháp để thực hiện như: tạo điều kiện để tư vấn có thể nâng cao khả năng, tạo điều kiện để tư vấn Việt Nam tự thực hiện tốt chức trách của mình mà lại có thể học hỏi được qua tư vấn nước ngoài thông qua hợp tác, giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trưởng thành để dần tự lực tự chủ. Về phần bản thân các tổ chức tư vấn trong nước, cần khắc phục tình trạng manh mún. Không chỉ có cá nhân giỏi là đủ, mà cần có đội ngũ mạnh, biết cộng tác, không chỉ chuyên môn giỏi là đủ, mà phải biết luật pháp, thông lệ, kinh doanh ở thị trường, không chỉ từng đơn vị chuyên ngành giỏi, mà cần có sự liên danh liên kết hợp tác (trong và ngoài nước) có như vậy mới đảm trách được các công việc tầm cỡ, có chiến lược, có chất lượng quốc tế. Đây cũng là vấn đề để tồn tại của tư vấn Việt Nam, nên bản thân mỗi KTS hành nghề cũng cần phải suy nghĩ và thích ứng.

Mong rằng những ý kiến trên đây là những tín hiệu để mọi đối tác liên quan chú ý quan tâm nghiêm túc.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Hoàng Phương (thực hiện) 

[ FORUM > Kiến trúc sư Việt Nam & sức ép hội nhập ] 

Có thể bạn cũng quan tâm

TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu

TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM

Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai

Công nghệ, yếu tố xanh sẽ là tiêu chí cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Bài trước Doanh nghiệp đề xuất được bán một phần sản phẩm của dự án không qua sàn
Bài tiếp Nghề Kiến trúc – Thách thức và Hội nhập
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

Kinh tế xanh: Hướng đi tất yếu để TP.HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế

Ashui.com 28/04/2025
Đối thoạiThị trường

Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững

Ashui.com 12/04/2025
Đối thoại

Ngành Xây dựng xóa rào cản, làm chủ công nghệ mới

Báo Xây dựng 11/04/2025
Đối thoại

KTS Lê Quang: Khu liên cơ sẽ giúp cải thiện hình ảnh các bộ máy công

Ashui.com 01/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?