By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
    Báo Xây dựng 28/05/2025
    Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
    Ashui.com 27/05/2025
    Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Phát triển hai bờ sông Sài Gòn – 3 bước tới thành công

Ashui.com 19/05/2015
7 phút đọc
SHARE

Gần 70% trong số 1.700 bạn đọc trả lời khảo sát trên Tuổi Trẻ Online mong muốn đôi bờ sông Sài Gòn thành công viên cảnh quan. 

Nếu tôi là nhà đầu tư đã và đang “xí phần” những mảnh đất “vàng” ven sông, đây là một tin tốt lành. 

Người dân đã gợi ý cho chính quyền và các nhà đầu tư biết mô hình phát triển hiệu quả nhất cho bờ sông Sài Gòn là gì để dải đất vàng này thành điểm đến hấp dẫn của thành phố. 

Ông Joe Berridge, chuyên gia quy hoạch cho nhiều dự án phát triển ven mặt nước trên thế giới từ Toronto, London tới Singapore và Sydney, tổng kết: “Nơi nào nhiều người muốn tới là nơi ấy tiền chảy tới”.

 


Sông Sài Gòn.
(Ảnh tư liệu) 

Để biến mong ước giản dị của người dân thành một động lực mới cho thành phố phát triển, lợi nhuận cho nhà đầu tư và chất lượng cuộc sống cho người dân, có ba bước mà những người trong cuộc phải cùng thực hiện: 

Dung hòa lợi ích

Có bốn nhóm có lợi ích trong việc phát triển những lô đất “vàng” ven sông: chủ sở hữu ban đầu, nhà đầu tư bất động sản, người dân và chính quyền. Mỗi nhóm đều có mục tiêu riêng. Chủ sở hữu đất muốn bán đất giá cao để có nguồn tiền xây dựng cơ sở mới. 

Nhà đầu tư muốn hệ số sử dụng đất tối đa để tăng lợi nhuận. Người dân thì muốn có không gian xanh trong một thành phố ngày càng ngột ngạt. Mục tiêu của chính quyền phức tạp hơn: vừa cần phải làm hài lòng người dân, vừa không muốn làm mếch lòng nhà đầu tư bởi họ mang tới nguồn thu cho ngân sách và hình ảnh đô thị hiện đại.

Chìa khóa cho việc phát triển thành công dải đất ven sông Sài Gòn nằm ở việc tìm ra điểm chung chứ không phải khoét sâu thêm sự khác biệt giữa các nhóm.

Điểm chung mà có thể tất cả các nhóm lợi ích đều chia sẻ là mong muốn biến bờ sông Sài Gòn trở thành một điểm đến hấp dẫn cả về cảnh quan lẫn các hoạt động thương mại.

Khi ấy, chủ sở hữu bán được đất giá cao, các dự án bất động sản của nhà đầu tư có thêm tiện ích và giá trị thị trường, người dân có thêm một điểm vãn cảnh và thành phố có được một dải bờ sông xanh, nhân văn và sống động hơn để thu hút nhân tài, du khách và doanh nghiệp. 


Quy trình xây dựng mục tiêu chung. (Đồ họa: Việt Thái) 

Xây dựng mục tiêu chung

Làm sao để bờ sông Sài Gòn trở thành một điểm đến hấp dẫn? Bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã hiến kế: dải đất ven sông Sài Gòn nên trở thành một tuyến công viên xanh và quảng trường công cộng với rất nhiều không gian cho các hoạt động đa dạng từ tĩnh tới động.

Tuyến công viên không cần quá lớn hay quá rộng nhưng quan trọng nhất phải liên tục và được kết nối tốt với các tiện ích công cộng (metro, tuyến xe buýt, phố đi bộ, bảo tàng…) và cả các dự án bất động sản tư nhân.

Một tuyến công viên cảnh quan ven sông như vậy chỉ có thể thành hiện thực nếu thành phố, với sự tham gia của cộng đồng và các nhà đầu tư, cùng xây dựng một mục tiêu phát triển chung dải đất “vàng” ven sông.

Khu vực ven sông Singapore tại đảo quốc sư tử là một ví dụ: thông qua định hướng của chính phủ, các khu phố ẩm thực, khu mua sắm, khu quán bar, khu ở cao cấp hình thành và trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố.

Hợp tác công tư

Không có các nhà đầu tư, vùng đất ven sông Sài Gòn sẽ vẫn chỉ là những cầu cảng và nhà xưởng. Nhưng không có vai trò của chính quyền và sự ủng hộ của người dân, tiềm năng của vùng đất này sẽ không bao giờ được khai phá trọn vẹn.

Dải đất ven dòng sông Sài Gòn là nơi phản chiếu rõ nhất quyền lực trong thành phố. Nếu dải đất ven sông bị tư hữu hóa hoàn toàn hoặc bị chia cắt bởi những dự án tách biệt, quyền lực của đồng tiền và sự thiển cận đã lên ngôi. 

Nếu dải đất ven sông trở thành một dải công viên, kết nối những điểm du lịch và những dự án thương mại tầm cỡ, là điểm đến của cư dân, du khách và các thương hiệu như bất cứ thành phố trù phú nào trên thế giới, hệ thống chính trị chứng tỏ được thẩm quyền, các nhà đầu tư cho thấy tầm nhìn và người dân hiểu được rằng họ chưa bị lãng quên trong bài toán phát triển của thành phố. 

Nguyễn Đỗ Dũng 
(Tuổi Trẻ)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Quy hoạch sông nhìn từ các nước

Người Sài Gòn nói về sông Sài Gòn: “Bờ sông của người dân”

Hai bờ sông Sài Gòn: Để “đất vàng” thành cơ hội vàng

TỪ KHÓA:quy hoạch hai bờ sông Sài Gòn
Bài trước Trung Quốc khai trương tòa tháp cao thứ 2 thế giới ở Thượng Hải
Bài tiếp Bảo tàng Amsterdam – “Bảo tàng châu Âu của năm 2015”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tu bổ di tích phải giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích
Kinh tế / Pháp luật 29/05/2025
Quảng Ngãi chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị mới An Phú tại đảo Ngọc
Kinh tế / Pháp luật 29/05/2025
Áp dụng phương thức xây dựng khô trong thiết kế kiến trúc bền vững tại Việt Nam
Giải pháp 28/05/2025
Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
Sự kiện 28/05/2025
Chính phủ khuyến khích tư nhân đầu tư dự án đường sắt
Kinh tế / Pháp luật 28/05/2025
Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
Sự kiện 27/05/2025
Hải Phòng dự chi hơn 483.000 tỷ đồng chống ngập lụt
Kinh tế / Pháp luật 27/05/2025
Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?
Đối thoại 27/05/2025
Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
Tin trong nước 26/05/2025
Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị
Nhìn ra thế giới 26/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?