By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Sài Gòn – Thành phố của những ngã ba sông

Ashui.com 01/02/2014
9 phút đọc
SHARE

Từ bỏ quê cha đất tổ, tìm một chỗ an cư nơi phố thị không hề là quá trình dễ dàng đối với người nhập cư. Và không phải ai cũng có thể tìm được chốn nương thân ở nơi phồn hoa đô thị. Nhưng thực tế tại Sài Gòn – TP.HCM, thời nào cũng vậy, vẫn luôn là nơi dung chứa nhiều tầng lớp người nhập cư từ giàu đến nghèo. Ngoài những thế mạnh về tiềm năng kinh tế còn có đặc điểm nữa về nhân văn, tình người.  


Liệu rồi những ngã ba sông như thế này có trở thành phố thị. 

Sài Gòn hình thành cách đây hơn 300 năm. Có người nói Sài Gòn là thành phố của những ngã ba sông. Đó là ngã ba nào? 

Sông Sài Gòn gặp Thị Nghè là một ngã ba. Ít người nhớ sông Thị Nghè có hai cầu cùng tên gọi Thị Nghè là cầu Thị Nghè cũ và cầu Thị Nghè mới (Ba Son). Từ cầu Thị Nghè ngược sông đi lên ta gặp cầu Sắt, cầu Bông, cầu Kiệu và cuối cùng là cầu Công Lý. Tới đó là hết sông Thị Nghè. Ông cha ta đã đào thêm đoạn kênh Nhiêu Lộc ngày nay tạo thành hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài hơn 13km chảy qua nhiều quận. 

Có một ngã ba khác là ngã ba sông Sài Gòn – rạch Tàu Hủ. Nếu kể như vậy thì thành phố còn nhiều ngã ba sông. Đường Nguyễn Huệ xa xưa cũng là một nhánh sông.

Thành phố ta được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nhưng người dân thành phố không kiếm sống từ dòng sông bằng cách khai thác nước tưới nông nghiệp, thuỷ sản như ở dưới đồng bằng.

Với Sài Gòn, sông rạch có chức năng chính là giao thông, trước hết là giao thông.

Sông ở Sài Gòn – TP.HCM gần biển, có ảnh hưởng của thuỷ triều nhưng bốn mùa bình yên. Nó không giống như ở thượng nguồn, có mùa nước quá cạn lại có mùa nước chảy dữ dội. 


Vận chuyển đường sông vẫn còn quan trọng. 

Sự hình thành của Sài Gòn – TP.HCM gắn với hình ảnh “trên bến dưới thuyền”. Những năm có loạn lạc xa xưa trong lịch sử, người dân chạy khỏi vùng loạn lạc. Họ lên thuyền và đi dọc các dòng sông. Họ bám lấy dòng sông, họ cập vào các bến sông nhưng vẫn sống trên thuyền. Họ sống một cuộc sống ở đô thị nhưng không kết nối với hạ tầng của đô thị và đó là nguyên nhân hình thành “khu nhà ổ chuột” ven kênh. 

TP.HCM đã có chủ trương trả lại dòng sông cho thiên nhiên, cho cuộc sống. Sau thành công bước đầu ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, rạch Tàu Hủ – Bến Nghé ta bắt đầu thấy lại được hình ảnh không gian của một đô thị có hệ thống sông rạch.

Ta thấy rõ trên đường Võ Văn Kiệt, ven kênh Tài Hũ – Bến Nghé, trên Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đoạn từ Ba Son đến cầu Công Lý, nước đã bắt đầu xanh lại, cá bắt đầu sống được. 

Các con kênh, dòng sông khác cũng có những chương trình làm cho các dòng sông tái sinh lại. 

Trở về “trên bến dưới thuyền” 

Có người nói ở đâu có sông thì ở đó có thuyền. Ở đâu có thuyền thì ở đó có bến. Ba cái này là kết hợp hữu cơ. 

Ta cứ quan sát kênh Nhiêu Lộc ngày nay thì thấy rõ mối quan hệ này. Kênh Nhiêu Lộc không còn thuyền, không còn lối đi cho thuyền. Thì cũng đâu còn cần đến bến. Có thể khi làm quy hoạch ban đầu, ta chưa nghĩ đến điều này nên đã cho làm hệ thống cầu bắc ngang. Nay phải suy nghĩ lại. Tôi nhìn hình ảnh dòng sông không có con thuyền cứ thấy như một dòng sông chết. Ta không cần thuyền chở lương thực thực phẩm như ngày xưa mà thuyền bây giờ để du lịch, để đưa vào đời sống văn hoá. Tại sao ta không nghĩ đến tuyến giao thông 12km có nhiều lợi thế so với một tuyến metro tương tự?

Trên bờ kênh, bờ sông ta cần nghiên cứu về không gian cảnh quan tạo nét riêng cho kênh rạch chứ không phải chỉ là cỏ và cây là xong. Cần một nghiên cứu về không gian đô thị sông rạch để tạo cho người dân khoảng xanh trong lành. 


Một cù lao đã được khai thác. 

Với hệ thống sông rạch đan xen trong đô thị thì ta nên phát huy hệ thống giao thông công cộng, giảm bớt lưu lượng giao thông cơ giới, vừa giải quyết nhu cầu giao thông vừa có điều kiện đào sâu, tăng lượng chứa nước, giảm ngập. 

Trong không gian đô thị, khi ta mở ra các không gian riêng lẻ hướng về dòng sông hoặc có dòng sông làm cảnh quan thì luôn tạo ra giá trị cao. Bằng chứng là trước khi ta cải tạo Nhiêu Lộc, Thị Nghè, nhà ở các khu vực này không có giá cao hơn khu vực khác. Nay thì trên hai tuyến đường Hoàng Sa – Trường Sa ven kênh, giá cao hơn hẳn các khu vực khác tương đương về vị trí. Ta cũng đã bỏ qua một cơ hội là khi tiến hành cải tạo đô thị, vẫn còn để quá nhiều nhà phố đơn lẻ. Nếu ta có thiết kế đô thị hình thành được như khu chung cư cao cấp thì sẽ có giá trị cao hơn. 

Với 930ha khu trung tâm hiện hữu, nếu triển khai theo đúng quy hoạch ta sẽ có một đô thị phát triển hợp lý cho tương lai. Một trong những điểm thành công của đồ án là nâng cấp đô thị cũ cho hợp lý để có thể tương tác với đô thị mới là Thủ Thiêm. Tuy nhiên, cũng như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm nằm ở tầng thấp so với cốt nền chung. Đô thị mới Thủ Thiêm gần như được giữ lại nguyên hệ thống kênh rạch tự nhiên. Quảng trường thành phố đặt ở Thủ Thiêm là một đặc thù song song với quảng trường nước được đơn vị tư vấn cho là hợp lý. 

Hiện nay, các ngành du lịch, giao thông vận tải, quy hoạch kiến trúc đang nghiên cứu và bước đầu đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch cho thành phố.

Hy vọng trong tương lai, Sài Gòn – TP.HCM sẽ lại hồi sinh hình ảnh “trên bến dưới thuyền” như một thời đã có. 

KTS Nguyễn Trường Lưu / Ảnh: Phan Quang 

Có thể bạn cũng quan tâm

Công trình công – quản trị tư

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

Phát triển giao thông xanh không chỉ là chuyển đổi phương tiện xanh

Carbon trong Kiến trúc

Đảm bảo dòng chảy môi trường để hình thành khung sinh thái đô thị cho sông Tô Lịch và các sông nội đô Hà Nội

Bài trước Từ bờ sông đến quảng trường sông nước
Bài tiếp ArchDaily: Kết quả bình chọn “Công trình của Năm 2014”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Sắp xếp bộ máy là cơ hội để tạo đột phá trong phát triển đô thị

Báo Xây dựng 19/03/2025
Phản biện

Hoàn thiện thể chế để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các đô thị di sản

Ashui.com 03/03/2025
Phản biện

Phát triển đô thị TOD cần tránh dẫn đến bất cân xứng lợi ích

Ashui.com 27/02/2025
Phản biện

Giải pháp căn cơ hóa giải ùn tắc giao thông

Ashui.com 18/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?