By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Bất động sản

Trọng tâm của chính sách phải là phát triển nhà ở phổ cập

Ashui.com 03/09/2016
9 phút đọc
SHARE

Mặc dù tổng vốn đầu tư phát triển của Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn so với cả nước (chiếm tới 23,5% năm 2012) nhưng chủ yếu để phát triển hạ tầng, thị trường bất động sản (BĐS) với hiệu quả chưa cao. Việc triển khai gói 30 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) đã đạt được những kết quả nhất định, song đó chưa phải là mấu chốt để khiến thị trường BĐS sôi động trở lại, cân đối được cung – cầu.

 

Nhà ở phổ cập là căn hộ dưới 1 tỷ đồng

Chính sách quan trọng nhất để phát triển thị trường nhà ở Hà Nội là hỗ trợ thị trường BĐS phát triển mạnh loại nhà ở phổ cập, loại hình nhà ở thương mại phù hợp với sức mua của tầng lớp thu nhập trung bình trong xã hội. Theo kinh nghiệm quốc tế, loại hình nhà ở được gọi là phổ cập là khi hộ gia đình không phải chi quá 30% tổng thu nhập hàng tháng để thuê ở, hoặc giá mua không quá giá tiền thuê nhà trong vòng 10 năm. 

Lấy ví dụ, theo số liệu năm 2012, thu nhập bình quân đầu người Hà Nội là 50 triệu đồng và đó cũng là thu nhập đầu người/năm của tầng lớp thu nhập trung bình Hà Nội. Nếu 1 hộ gia đình 4 người có tổng thu nhập 200 triệu đ/năm, tức khoảng 16 – 17 triệu đ/tháng thì sẽ có khả năng chi khoảng 5 triệu đ/tháng vào chi phí thuê và điện nước cho căn hộ khoảng 45 – 50m2. Căn hộ nào đáp ứng được các yêu cầu đó thì gọi là căn hộ phổ cập trong điều kiện tại Hà Nội. Giá bán một căn hộ như vậy sẽ vào khoảng 600 triệu đ/căn.

Tầng lớp thu nhập trung bình có nhu cầu nhà ở Hà Nội là rất lớn nhưng sức mua chưa mạnh. Nguyên nhân vì quãng thời gian dài của thị trường BĐS cả nhà đầu tư và chính quyền đều không quan tâm đến phân khúc này. Mặc dù sau đó, với sự định hướng của chính sách, thị trường và cả chính quyền chuyển hướng sang NƠXH nhưng lại sang thái cực chỉ quan tâm đến nhà cho người thu nhập thấp với những ưu đãi nhất thời.

Nếu như chính sách nhà ở của chính quyền Hà Nội tạo điều kiện phát triển nhà ở phổ cập tại các khu đô thị mới và cải tạo các chung cư cũ nội đô thì chắc chắn thị trường BĐS sẽ có sức sống mới tăng trưởng mạnh mẽ. Manh nha của thị trường này chính là thị trường chung cư mini, tiếc rằng còn trống những chính sách hướng dẫn và cơ chế vay ưu đãi lãi suất theo thị trường để phát triển bền vững hơn. 

Lợi ích kép

Để phát triển được thị trường nhà ở phổ cập, chính quyền cần khuyến khích các hộ có nhu cầu nhà ở thành lập Hợp tác xã nhà ở để tự tổ chức xây dựng nhà ở chung cư nhiều tầng cho mình hoặc cải tạo lại chung cư cũ đang ở và tự quản chung cư đó. Công cụ để tạo điều kiện phát triển nhà ở phổ cập đó là: Giá đất phải chăng; kết nối hạ tầng khu vực; lãi suất tín dụng không quá 10% (Nhà nước trợ giúp lãi suất nếu vượt quá 10%).

Các dự án nhà ở đang bị ngừng được thương lượng với bên góp vốn mua để tự chịu trách nhiệm chuyển đổi một phần hay toàn bộ sang dự án nhà ở phổ cập mà không phải xin phép.

Các khu đô thị mới hoàn toàn nên được phát triển quần tụ trên một số khu vực liền khoảnh đã giải phóng mặt bằng. Trường học các cấp, phòng khám, bệnh viện và công viên khu vực đều do chính quyền đầu tư hoặc thực hiện xã hội hóa. Về mặt quy hoạch, nhà ở phổ cập được xây dựng tại các khu đô thị mới đa chức năng sử dụng đất đai hỗn hợp, được tổ chức thành đường phố dạng bàn cờ với tầng 1 dành cho kinh doanh dịch vụ. Kiểu nhà ở phổ cập chỉ nên xây 4-5 tầng cộng thêm tầng hầm để xe giảm giá thành và chi phí quản lý, thỉnh thoảng có chen cao ốc, văn phòng, chung cư cao cấp. Mật độ xây dựng được tăng cao hơn mức bình thường để tạo ra khu vực “đô thị nén”. Mái nhà nên có vườn mái làm không gian công cộng cho cư dân ở đó, bù không gian xanh cho đô thị nén.

Một khoản tiền tương đương gói hỗ trợ nhà thu nhập thấp 30 nghìn tỷ đồng chuyển sang cho vay phát triển nhà ở phổ cập, ưu tiên cho 5 thành phố trực thuộc Trung ương, kể cả cho chính quyền vay để thực hiện dự trữ đất và xây dựng công trình hạ tầng xã hội tại các khu vực phát triển nhà ở phổ cập. Chính sự tăng trưởng trở lại của thị trường các đô thị lớn này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng chung thị trường BĐS cả nước.

Đối với người thu nhập thấp, chính quyền cũng áp dụng chính sách xã hội về nhà ở, tức là cho họ vay ưu đãi dài hạn để mua nhà ở phổ cập tại nơi nào phù hợp với nhu cầu sinh sống của họ và như vậy quyền lợi, phẩm giá của họ được tôn trọng.

Với nhà tái định cư nên đền bù nhà ở của họ bằng tiền dưới dạng chứng phiếu để họ tự tìm mua nhà phổ cập phù hợp với nguyện vọng. Chính quyền cũng có thể mua nhà phổ cập làm nhà công vụ.

Nhà ở phổ cập cho thuê cũng rất cần thiết cho những người chưa đủ tiền mua nhà cũng như những người mới chuyển đến đô thị để lập nghiệp. Thế nhưng các nhà kinh doanh BĐS chưa quan tâm đến loại nhà này vì chậm quay vòng vốn. Trong trường hợp này Quỹ tín thác đầu tư BĐS có cơ hội phát triển loại nhà ở cho thuê phổ cập này. Mô hình này đã được nhiều nước châu Á áp dụng và đạt mức độ thành công khác nhau. Ý tưởng của quỹ này là phát hành cổ phiếu để thu gom các nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ trong xã hội rồi dành từ 90% vốn trở lên đầu tư vào thị trường BĐS, chủ yếu là nhà cho thuê để ở, làm khách sạn, siêu thị… và trả cổ tức hàng tháng. Nhà nước ủng hộ quỹ này để đa dạng hóa nguồn vốn rót vào thị trường BĐS bằng cách không thu thuế thu nhập, vì vậy cổ tức cao hơn lãi suất tiết kiệm. 

TS Phạm Sỹ Liêm 
(Báo Xây dựng)  

Có thể bạn cũng quan tâm

[Infographic] Kế hoạch xây 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đã thực hiện đến đâu?

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội

Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025

TỪ KHÓA:chính sách nhà ởnhà ở phổ cậpnhà ở xã hội
Bài trước TPHCM chuẩn bị kế hoạch xây một loạt nút giao thông lớn
Bài tiếp Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước của Sài Gòn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc
Phản biện 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai
Góc nhìn 01/07/2025
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tin trong nước 01/07/2025
Các giải pháp trong lập và thực hiện Quy hoạch đô thị của chính quyền địa phương hướng tới phát triển bền vững
Quy hoạch đô thị 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Bất động sản

Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động

Báo Xây dựng 08/05/2025
Bất động sản

Thị trường đang rất cần một gói tín dụng tạo đòn bẩy cho nhà ở xã hội

KTSG Online 11/04/2025
Kinh tế / Pháp luật

Hà Nội tìm chủ cho 2 dự án nhà ở xã hội

Báo Xây dựng 09/04/2025
Kinh tế / Pháp luật

Chênh lệch giá bán nhà xã hội vì chi phí đầu tư dự án khác nhau

VnEconomy 06/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?