By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Ngập úng tại Hà Nội: Lỗi tại quy hoạch cốt nền đô thị?

Ashui.com 26/05/2016
8 phút đọc
SHARE

Chỉ với một cơn mưa đầu mùa mà nhiều tuyến phố Hà Nội đã lại ngập chìm trong nước. Một lần nữa, người ta lại phải đặt câu hỏi về niềm tin vào các dự án thoát nước trị giá hàng nghìn tỷ đồng của Thủ đô.

 

Bất ổn từ thiết kế 

15 năm trước, cư dân Hà Nội đã kỳ vọng vào Dự án thoát nước sẽ sớm góp phần vào việc chống úng ngập mỗi khi có mưa lớn. Thế nhưng, sau mỗi năm Hà Nội liên tiếp ngập, mà tình trạng ngày càng trầm trọng, lan rộng hơn. Bắt đầu từ trận lụt lịch sử (tháng 11/2008) đến nay, năm nào người dân Thủ đô cũng nơm nớp nỗi lo úng ngập. 

Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn II mang trong mình “trọng trách” là chống úng ngập trong lưu vực sông Tô Lịch do nước mưa, với chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và mương thoát nước (ứng với lượng mưa 310mm/2 ngày); chu kỳ 5 năm đối với hệ thống cống (ứng với lượng mưa là 70mm/giờ). Theo công suất thiết kế hiện nay, Hà Nội chỉ có thể đối phó được với lượng mưa 310mm/2 ngày. Trong khi đó, như trận mưa hồi cuối năm 2008, lượng mưa khu vực ngoại thành có nơi lên đến 600mm/ngày, còn trong nội thành cũng xấp xỉ 500mm/ngày. Rõ ràng đã có những bất cập trong thiết kế công suất của dự án thoát nước, tuy nhiên dự án vẫn được triển khai. 

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề úng ngập của Hà Nội bắt nguồn từ một lỗ hổng trong quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị và điều này đã được cảnh báo từ lâu. 

Ngay như trận mưa đêm 24 rạng sáng 25/5, theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, riêng khu vực Hà Nội có mưa rất to với lượng mưa đo được phổ biến 100 – 200mm, có nơi lớn hơn như Hoài Đức 233mm, Hà Đông 338mm. Và chỉ với lượng mưa như vậy, giao thông khu vực phía Tây Hà Nội gần như tê liệt. Hầu hết các ngả đường vào trung tâm thành phố đều nghẹn ứ. Nhiều vùng ngập sâu như Triều Khúc, Mễ Trì, Mỹ Đình…

Theo đánh giá của các chuyên gia, các dự án cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước Hà Nội trong thời gian qua chưa giải quyết một cách tổng thể vấn đề thoát nước thành phố. Các dự án mới dừng lại ở mức cải tạo hệ thống thoát nước mưa cho vùng trung tâm nội thành. Hệ thống thoát nước vẫn là hệ thống thoát nước chung, chưa tách ra nước thải để xử lý. Hà Nội vẫn sẽ ngập nặng nếu xảy ra đợt mưa lớn như đêm 24, rạng sáng 25/5.

Như thế Hà Nội ngập úng sẽ là chuyện gần như biết mà không thể tránh. Đặc biệt bài học với các khu đô thị mới – khu vực được coi là hiện đại nhất của thành phố như: Mỹ Đình, Trung Hoà – Nhân Chính, Linh Đàm, trong trận mưa lịch sử tháng 11/2008, đã chịu cảnh ngập úng rất nặng, vẫn là nhãn tiền. Theo các chuyên gia, kể cả với trận mưa không lớn thì các khu đô thị đó vẫn dễ bị ngập hơn các khu phố khác, do hệ thống thoát nước khu vực này chưa đồng bộ, có lẫn cả hệ thống tiêu thoát nước của thuỷ lợi do lịch sử đất nông nghiệp ở đây để lại. 

Gốc của Hà Nội ngập úng 

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề bắt nguồn từ một lỗ hổng trong quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị. Điều này đã được cảnh báo từ lâu. Đây là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng úng ngập. Ở Hà Nội nói riêng và nhiều đô thị khác, hiện nay chưa chú ý đến quy hoạch cốt nền. Trong khi phần quy hoạch này lại liên quan mật thiết đến hệ thống thoát nước đô thị. Đặc biệt với Hà Nội, hiện nay vẫn tiêu nước bằng thế năng tự nhiên. Tức là dựa vào sự chênh lệch mực nước giữa các khu vực. Đây là phương án thoát nước tiết kiệm chi phí, nhưng địa hình Hà Nội lại không thuận lợi cho phương án này. Hà Nội có địa hình tương đối bằng phẳng, không tạo thành một thế năng lớn nên lưu tốc ở trong mạng lưới thoát nước thấp. Khi xảy ra mưa lớn trên diện rộng thì chuyện ngập úng là đương nhiên.

Chính vì thế, bên cạnh việc xem xét lại quy hoạch cốt nền riêng Hà Nội, phải tính đến việc tăng cường thế năng nhân tạo – cưỡng bức chuyển bậc. Tức là bố trí thêm các máy bơm kích đẩy ở một số điểm lựa chọn trong nội thành. Hiện nay, Hà Nội chỉ có hệ thống máy bơm tại điểm cuối cùng là trạm bơm Yên Sở. Nhưng trong nội thành cũng cần phải trang bị một hệ thống bơm kích đẩy để tạo ra một thế năng đủ lớn để đưa nước nhanh về đến Yên Sở. Nhưng phương án này sẽ có chi phí rất lớn, nên cần phải tính toán kỹ và có lộ trình làm từng bước một. Tuy nhiên, để có một đô thị hiện đại và phát triển bền vững, chúng ta không thể không tính đến phương án này.

3 nguyên nhân khiến đô thị Hà Nội tiếp tục ngập úng trong mùa mưa 

Thứ nhất, một thời gian dài Hà Nội đã chuyển đổi rất nhiều đất cây xanh, đất nông nghiệp thành đất ở. Quá nhiều hồ ao bị lấp để xây dựng, làm mất cân bằng khả năng tích nước. Bê tông hóa hầu hết diện tích mặt đất đô thị đã làm giảm khả năng thấm tiêu nước mưa.

Thứ hai, hệ thống thoát nước của Hà Nội quá thấp kém cả về chiều dài và tiết diện dòng chảy.

Thứ ba, quy hoạch mặt đứng đô thị (cao trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật) của các khu đô thị mới hay khu đô thị mở rộng so với các khu đô thị cũ thường cao hơn, gây trở ngại với các dòng chảy bề mặt cũng như dòng thoát nước chung của đô thị.

(GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – Hội Môi trường xây dựng Việt Nam) 

Ngọc Lý 
(Báo Xây dựng)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Bài toán chống úng ngập tại Hà Nội: Lời giải từ quy hoạch

Đảm bảo vòng tuần hoàn nước là gốc của chống ngập lụt đô thị

Hà Nội “lội” và chuyện “những người khốn khổ”

TỪ KHÓA:Hà Nội ngậpHà Nội ngập lụtngập lụt Hà Nộithoát nước Hà Nội
Bài trước Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội “loay hoay” giữa biển nước
Bài tiếp Văn phòng công ty kiến trúc MIA Design Studio
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vì sao phải khẩn trương xây dựng quy hoạch chung, bản đồ nền, chuyên đề cấp xã, phường?
Đối thoại 12/07/2025
Nhà 3 gang / thiết kế: SPACE+ Architecture
Tư vấn thiết kế 12/07/2025
Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ: Vẫn còn “khoảng xám”?
Bất động sản 12/07/2025
Israel phát triển vật liệu xây dựng sinh học hấp thụ CO₂, thay thế xi măng
Công nghệ mới 11/07/2025
Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững
Góc nhìn 11/07/2025
TPHCM: Dừng sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho tuyến metro số 2
Kinh tế / Pháp luật 11/07/2025
Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?