By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
    Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
    Ashui.com 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Đức – Nền kinh tế năng lượng xanh đầu tiên của thế giới

Ashui.com 05/06/2009
9 phút đọc
SHARE

Reichstag – tòa nhà nghị viện của Đức tại thủ đô Berlin đang đề ra mục tiêu trở thành tòa nghị viện đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Chẳng bao lâu nữa, cả nước Đức cũng đi theo mục tiêu này. Đức đang nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo và với nỗ lực hiện tại, nước Đức có thể đạt được mục tiêu xanh này vào năm 2050.

David Wortmann, Giám đốc Tài nguyên và Năng lượng tái tạo của Tổ chức Đầu tư và Thương mại Đức cho biết quốc gia này có sẵn nguồn lực về kỹ thuật, vì thế để chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng xanh, vấn đề chỉ là ý chí chính trị và khung pháp lý. Chi phí cho chiến lược này là có thể chấp nhận và chúng cần được xem xét trên những chi phí khổng lồ mà nước Đức phải gánh chịu khi thất bại trong việc cắt giảm phát thải cácbon.

Bộ Môi trường Liên bang Đức đã công bố Bản Lộ trình mới phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Dự kiến sẽ có 800.000 đến 900.000 việc làm mới trong ngành công nghệ sạch vào năm 2030 khi đạt được mục tiêu đề ra.

Bản Lộ trình đưa ra một cách tiếp cận tổng hợp đi kèm với các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cũng như phát triển các loại năng lượng tái tạo, chú trọng nhiều hơn đến nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh.

Năm 2008, năng lượng tái tạo chiếm 7% tổng lượng tiêu thụ năng lượng gốc của Đức nhưng con số dự đoán sẽ tăng lên 33% vào năm 2020 khi nước này nhanh chóng vượt lên các quốc gia Châu Âu khác trong phát triển năng lượng tái tạo.

Kế hoạch trong Bản Lộ trình bao gồm các biện pháp nâng cao hiệu suất năng lượng, trong đó có việc xây dựng mạng lưới điện thông minh, giảm tiêu thụ năng lượng gốc của quốc gia khoảng 28% trong vòng 20 năm tới từ 13.842 PJ (peta-joules) năm 2007 xuống 12.000 PJ vào năm 2020 và 10.000 PJ vào năm 2030. Kế hoạch này hứa hẹn cắt giảm hàng tỷ USD trong các hóa đơn mà nước này phải chi trả cho nhập khẩu năng lượng.

Tới năm 2020, 30% năng lượng điện tiêu thụ ở Đức sẽ có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng gió đóng góp nhiều nhất với 15%, năng lượng sinh học đứng thứ 2 với 8% và tiếp theo là 4% của thủy năng.

Tới năm 2015, quang vôntaic được mong đợi là có giá tương đương với những nguồn năng lượng trên và có thể chấp nhận về mặt thương mại.

Nguồn tài nguyên gió ở Đức được khai thác tốt nhất ở dọc bờ biển phía bắc, nơi các bãi tuốc bin gió xa bờ khổng lồ trên Biển Bắc có khả năng sản xuất hơn 10.000 MW điện, nguồn cung cấp điện cho một mạng lưới thông minh của quốc gia có thể chuyển tải năng lượng từ phía bắc và đông của quốc gia hoặc từ phía Nam và Tây với hiệu suất sử dụng tối ưu khi sử dụng dòng một chiều điện áp cao (HVDC).

Ước tính rằng vào năm 2030, có tới 50% nguồn điện của Đức sẽ được lấy từ các nguồn năng lượng tái tạo. Trong thời gian 20 năm tới, một mạng lưới thông minh kết nối với toàn bộ mạng lưới điện của châu Âu cũng sẽ được thiết lập.

Năng lượng mặt trời sẽ được nhập khẩu qua Ý từ các nhà máy năng lượng mặt trời đang vận hành ở các sa mạc hứng mặt trời của Bắc Mỹ.

Với khoản chi phí 8,12 tỷ USD, mạng lưới điện quốc gia kéo dài 60.000 km sẽ được mở rộng thêm 850 km và nâng cấp vào năm 2015.

Bản Lộ trình cũng ước tính rằng việc đưa ra các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn sẽ làm giảm tổng nhu cầu điện ở Đức khoảng 10% xuống còn 550TWh mỗi năm vào năm 2020.

Xe hơi điện sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng dầu và giảm lượng phát thải các khí nhà kính.

  • Ảnh bên : Bãi tuốc-bin gió Alpha Ventus của Đức tại Biển Bắc

David Wortmann thừa nhận rằng khủng hoảng kinh tế hiện tại đã đánh vào ngành năng lượng tái tạo của quốc gia, nhưng ông cũng tin rằng nền công nghiệp này sẽ phát triển một cách có chọn lọc và phù hợp hơn.

Theo Wortmann, Đức dự định sử dụng tất cả các nguồn năng lượng tái tạo mà nó có như gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và sinh khối như một sự kết hợp tối ưu. Ông cũng tán dương mạnh mẽ các kế hoạch của chính phủ trong việc đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu.

Wortmann phát biểu: “Đức đã trở thành trung tâm cải tiến các công nghệ năng lượng tái tạo trong nhiều năm. Hy vọng rằng nước Đức sẽ tiếp tục là nơi các công nghệ năng lượng tái tạo quan trọng mới được phát triển. Không chỉ chính phủ mà cả các công ty của Đức cũng đang tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc nghiên cứu phát triển năng lượng tái tạo.”

David Wortmann dự đoán rằng năng lượng sinh học sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng tương lai của quốc gia, tuy nhiên chỉ ở những khu vực có khả năng cung cấp nguồn năng lượng này một cách bền vững và không cạnh tranh với các cây trồng cung cấp lương thực.

Năng lượng sinh khối ở Đức hiện đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo, và lần đầu tiên vượt qua thủy năng trong việc cung cấp nguồn điện năng.

Năm 2008, năng lượng sinh khối cung cấp khoảng 3,7% lượng tiêu thụ điện ở Đức, tăng so với 3,1% năm 2007, trong khi đóng góp của năng lượng gió năm 2008 chỉ đạt 6,5%, tăng khoảng 0,1% so với 6,4% của năm 2007. Đóng góp của năng lượng sinh khối dự đoán sẽ tăng nhanh chóng nhờ những cải tiến và các công nghệ mới.

Với rất nhiều các dự án nghiên cứu đang được khởi động, nước Đức đang được kỳ vọng có nhiều bước đột phá hơn nữa nhằm trở thành nền kinh tế năng lượng xanh đầu tiên của thế giới.

Tường Vân (Theo Renewable Energy World)

Có thể bạn cũng quan tâm

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông

Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới

10 Pavilion nổi bật nhất tại Expo 2025 Osaka

Những thành phố lâm nguy

1 triệu USD mua được bao nhiêu m2 bất động sản xa xỉ trên thế giới?

Bài trước Phát triển Thừa Thiên – Huế và đô thị Huế đến năm 2020
Bài tiếp Ngày môi trường thế giới 5-6: Tôn vinh những anh hùng khí hậu
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
Tin trong nước 16/05/2025
Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Năng lượng - Môi trường 16/05/2025
Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trườngNhìn ra thế giới

Con đường phát triển xanh của quốc gia duy nhất thế giới đảo ngược nạn phá rừng, với 99% năng lượng tái tạo

VnEconomy 12/03/2025
Nhìn ra thế giới

Những quy định nội thất kiến trúc của Nhà Trắng

Ashui.com 04/03/2025
Nhìn ra thế giới

Công nghệ phát triển tòa nhà sử dụng năng lượng bằng 0 (ZEB)

Ashui.com 22/02/2025
Nhìn ra thế giới

Sau 4 năm, Trung Quốc vẫn sa lầy trong cuộc khủng hoảng bất động sản

Ashui.com 16/02/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?