By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin trong nước

Khuyến nghị xây thành phố thông minh vì không khí sạch ở Việt Nam

Ashui.com 28/09/2019
9 phút đọc
SHARE

Ngày 27/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST), Live and Learn, Trung tâm Đông-Tây (EWC) và Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam (VCAP) phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp thành phố thông minh vì không khí sạch: Thực hành hiện nay và khuyến nghị cho Việt Nam.”

Hội thảo nằm trong Dự án “Không khí sạch-Thành phố xanh” do Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live and Learn) thực hiện, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ.


Ngày 15/9, bầu không khí ở thủ đô Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng ở hầu hết các quận.
(Nguồn: TTXVN)

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Dương, đại diện Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, cho biết ô nhiễm không khí đang là vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn và khu công nghiệp trên cả nước, ảnh hưởng đến mọi đối tượng trong xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần được nhận thức ô nhiễm không khí đang ở mức độ nào, về hiện trạng và nguyên nhân gây ra vấn đề ô nhiễm không khí.

Tuy vậy, Việt Nam đang thiếu các số liệu liên quan và các nghiên cứu khoa học về ô nhiễm không khí để thông tin tới người dân một cách minh bạch và nhất quán.

Hội thảo này chính là cơ hội để các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước giao lưu và trao đổi thông tin về các chủ đề liên quan, qua đó củng cố mạng lưới các chuyên gia và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chất lượng không khí.

Để giảm ô nhiễm không khí tại “thành phố thông minh,” Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam (VCAP), nhấn mạnh thời gian gần đây chất lượng không khí đô thị đang là một vấn đề nóng, trong đó có vụ cháy ở Nhà máy cổ phần Bóng đèn, phích nước Rạng Đông (Hà Nội) gây ô nhiễm thủy ngân trong không khí, nước và đất; chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội trong một số ngày gây bụi PM2.5 rất cao… làm người dân Thủ đô lo lắng.

Hơn nữa, để xây dựng “thành phố thông minh” tại Việt Nam thì còn thiếu và yếu (thiếu trạm, không bền vững) về dự báo chất lượng không khí, số lượng khí tượng khó tiếp cận, phải mua; không xác định chính xác nguyên nhân gây ô nhiễm; đồng thời mục tiêu giảm ô nhiễm cụ thể và kiểm kê nguồn phát thải vẫn chưa được đặt ra; thiếu chính sách rõ ràng với các nguồn ô nhiễm chính.

Nên muốn xây dựng “thành phố thông minh”, Việt Nam cần chuẩn bị mục đích cuối cùng là phục vụ người dân có cuộc sống tốt hơn bằng việc hỗ trợ ra quyết định và cung cấp số liệu, hạ tầng công nghệ thông tin (hệ thống mạng và các cảm biến), các ứng dụng và khả năng phân tích dữ liệu để chuyển tải các dữ liệu thô thành các hành động, dự báo….

Hơn nữa, môi trường thông minh cũng là một thành phần không thể thiếu của “thành phố thông minh” để giảm ô nhiễm không khí, chất thải sinh hoạt, giảm tiêu thụ nước và tiêu thụ năng lượng.


(nguồn: Mạng lưới Thế hệ Xanh)

Hội thảo có ba chủ đề kỹ thuật: Sử dụng máy đo chất lượng không khí giá thành thấp cho quan trắc; Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe; Mô hình hóa ô nhiễm không khí tại các thành phố.

Các chủ đề này đề cập những vấn đề như thúc đẩy khoa học công dân bằng máy đo giá thành thấp; xu hướng quốc tế trong quản lý chất lượng không khí “thành phố thông minh,” ứng dụng cảm biến giá thành thấp trong nghiên cứu.

Tiến sỹ Sumeet Saksena, đại diện Trung tâm Đông-Tây (Hoa Kỳ) nêu rõ hiện xu hướng quốc tế trong quản lý chất lượng không khí của “thành phố thông minh” là thúc đẩy số hóa, phân biệt chương trình thông minh và tiếp cận, cung cấp thông tin theo thời gian thực.

Ví dụ, nhiều quốc gia đã chia sẻ Chương trình đi chung trên xe đạp; lắp cảm biến trên ba lô của học sinh hay thành phố Chicago (Hoa Kỳ) từ năm 2014 đã áp dụng Chương trình thí điểm lắp thiết bị cảm biến tại cột đèn để các bên liên quan thu thập chính xác thông tin, quản lý hành trình tốt hơn nhằm tránh bị tắc đường và xác định vùng nào bị ô nhiễm môi trường.

Theo Tiến sỹ Sumeet Saksen, Việt Nam nên tập trung vào thực hiện mô hình khoa học công dân (quản lý chất lượng không khí, thu thập dữ liệu), nghiên cứu thời lượng người dân bị phơi nhiễm (khách bộ hành, đi làm bằng xe buýt…); đồng thời tiến hành nghiên cứu với những người hoạt động ở ngoài đường, quán ăn vỉa hè, hít khí thải từ xe cộ trên đường để bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu.

Ngoài ra, Việt Nam cần nâng cao nhân thức của người dân về rủi ro; thúc đẩy sự tham gia của người dân vào việc giám sát thu thập dữ liệu.

Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp thông tin về các giải pháp sử dụng hệ thống quan trắc chất lượng không khí bằng máy đo giá thành thấp của Việt Nam như AirNet (Bản đồ chất lượng không khí thời gian thực); Air Quality Egg- PM (thiết bị đo bụi theo nguyên tức tán xạ ánh sáng); Air Beam (đo nồng độ PM chung); Purple Air (dữ liệu được lưu trữ trên đám mây khi kết nối Wifi); Flow Plume Air và PATst (đo bụi).

Đặc biệt, với giải pháp PAM Air ra mắt từ đầu năm 2019, đã có khoảng 80 điểm đo cảm biến được sử dụng ở một số tỉnh, thành trên cả nước, trong đó Hà Nội có khoảng 40 điểm. PAM Air dựa trên các thiết bị cảm biến đo chất lượng không khí theo thời gian thực.

Dữ liệu tại các điểm đo sẽ được thu thập, xử lý và phân tích để tính toán ra Chỉ số AQI, hiển thị trên cổng thông tin www.pamair.org và ứng dụng PamAir./.

Diệu Thúy

(TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn cũng quan tâm

Australia có nhiều thành phố không khí trong lành nhất thế giới

Ngày quốc tế Không khí sạch cho bầu trời xanh

Môi trường sống của ai?

10 thủ đô có không khí trong lành nhất thế giới

Những thành phố ít ô nhiễm không khí trên thế giới

TỪ KHÓA:không khí sạchthành phố sạch
Bài trước Singapore siêu thực, huyền ảo như viễn cảnh về thế giới tương lai
Bài tiếp Giảm rác thải nhựa tại TP.HCM còn chậm
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Nhật Bản đã làm gì để kiểm soát ô nhiễm?

Ashui.com 11/09/2019
Sự kiện

Khởi động chiến dịch “Zero Waste” – Cư dân Ecopark đạp xe kêu gọi xây dựng đô thị không rác thải

Ashui.com 23/06/2019
Năng lượng - Môi trường

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể

Ashui.com 20/05/2019
Góc nhìn

Xả rác: không đánh khẽ nữa!

Ashui.com 24/04/2019
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?