By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
    Tạp chí Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Vi sinh vật giúp giải quyết rác thải nhựa?

Ashui.com 17/05/2020
8 phút đọc
SHARE

Tái chế nhựa và những vật liệu tổng hợp khác thường đòi hỏi rất nhiều chi phí và trong phần lớn các trường hợp là không thể. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu Anh đã tìm thấy một enzyme có khả năng phân hủy PET chỉ trong vài giờ và cho phép tạo ra những chai nhựa mới với giá rẻ hơn.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Portsmouth, Anh đã tìm kiếm hơn 100.000 loài vi sinh vật khác nhau và cuối cùng đã tìm thấy điều mình cần. Enzyme vi khuẩn đột biến này đã phá vỡ được polyethylene terephthalate (PET): trong vòng 10 giờ, enzyme bị đột biến này đã phân hủy được một tấn chai nhựa cũ với tỷ lệ 90%. Kết quả nghiên cứu đã được họ trình bày trong một bài báo mang tên “An engineered PET depolymerase to break down and recycle plastic bottles” xuất bản trên Nature.


Khoảng 150 đến 200 triệu tấn trong số đó kết thúc chu kỳ sử dụng của mình ở các bãi chứa chất thải hoặc ở ngoài môi trường

Giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa toàn cầu?

Hi vọng vào các vi sinh vật có khả năng giải quyết vấn đề rác thải nhựa của chúng ta ở tương lai gần đang dấy lên bởi từ lâu, tái chế nhựa hiệu quả vẫn còn là một bí ẩn. Trên toàn thế giới, khoảng 359 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm, ước tính có khoảng 150 đến 200 triệu tấn trong số đó kết thúc chu kỳ sử dụng của mình ở các bãi chứa chất thải hoặc ở ngoài môi trường.

Polyethylene terephthalate (PET) là nhựa polyester được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, với khoảng 70 triệu tấn mỗi năm. Ở hình thức tinh khiết nhất, PET được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, ví dụ như trong sản xuất các chai nước uống, màng bọc và đóng gói thực phẩm. Các loại polyester bền không bị rách, chống chịu lại các điều kiện thời tiết và không nhăn cũng có khả năng dùng làm phụ gia ngành dệt. Dẫu vậy, người ta không thể tái chế được PET hoàn toàn mà chỉ có thể tận dụng nó cho những sản phẩm kém giá trị hơn. Trong quá trình xử lý cơ nhiệt, vật liệu này mất nhiều tính năng của nó mà chỉ có thể sử sụng làm nguyên liệu cho thảm chùi chân.

Trong khi đó các nhà nghiên cứu Nhật Bản ở Viện Công nghệ Kyoto đã khám phá ra loại enzyme có khả năng phá hủy nhựa vào năm 2016. Khi kiểm tra nước thải, các phần bã thải trong một nhà máy tái chế chai nhựa PET, họ tìm thấy loại vi khuẩn Ideonella sakaisensis 201-F6. Hai loại enzyme đã biết trước đây của loài vi khuẩn này có thể tham gia vào quá trình phân hủy nhựa tự nhiên. Enzyme ISF6_4831 chuyển PET thành một sản phẩm trung gian và enzyme khác mang tên ISF6_0224, thậm chí còn chuyển đổi loại sản phẩm trung gian này thành loại terephthalic acid và glycol ít nguy hiểm hơn.

Dẫu vậy kể từ sau quá trình xử lý phân hủy tự nhiên này, các nhà nghiên cứu trường đại học Portsmouth và Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo của Bộ Quốc phòng Mỹ (DOE) đã tiếp tục nghiên cứu và đã tạo được ra một enzyme mới có khả năng phân hủy PET nhanh hơn. Kết quả đầu tiên của nghiên cứu đã được xuất bản vào năm 2018 trên Proceedings of the American Academy of Sciences (PNAS).

Đức khám phá ra vi khuẩn làm phân hủy nhựa polyurethane

Nấm từng được cho là có khả năng phân hủy nhựa PET và polyurethane. Hàng triệu tấn nhựa polyurethane cũng được sản xuất hàng năm, chủ yếu dưới dạng bọt mềm được dùng làm nguyên liệu cho xốp cách nhiệt, bỉm, giày thể thao… Các sản phẩm được làm từ nhựa polyurethane thường được đến các bãi chôn lấp vì chúng không thể tái chế. Tuy vậy, vi khuẩn được các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu môi trường Helmholtz (UFZ) ở Leipzig tìm thấy trong một bãi rác thải lại không hề bị ảnh hưởng.

Nó thuộc chủng Pseudomonas, vốn có khả năng sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao và môi trường có acid.

Dẫu không dễ dàng để dùng vi khuẩn này thay nấm cho các ứng dụng công nghiệp thì Hermann Heipieper từ nhóm nghiên cứu ở Helmholtz ước tính là có thể mất 10 năm trước khi vi khuẩn có thể hoạt động trong các quy mô phân hủy lớn. Do đó, điều quan trọng lúc này là giảm việc sử dụng nhựa khó tái chế và giảm lượng sản phẩm nhựa phát thải ra môi trường, Heipieper lưu ý.


Các sản phẩm được làm từ nhựa polyurethane thường được dùng làm nguyên liệu cho xốp cách nhiệt, bỉm, giày thể thao

Tương lai phân hủy nhựa

Loại enzyme mới được phát hiện này có thể không chỉ có lợi ích cho môi trường mà còn với cả Carbios – một công ty Pháp đang tập trung vào việc nghiên cứu phân hủy PET ở quy mô lớn bằng các enzyme đầu tư vào phát triển loại enzyme này.

Trong vòng năm năm, Carbios hướng đến việc tạo ra một quy trình tái chế mới và đưa nó thuwong mại hóa ở quy mô công nghiệp. Điều này có thể rất đáng giá bởi giá của loại enzyme này chỉ chiếm 4% trong giá thành của dầu thô được dùng để tái chế ra các chai nhựa mới.

Dẫu các chai nhựa PET vẫn cần được nghiền và gia nhiệt nhưng qúa trình xử lý mới vẫn ít otons kém hơn, Martin Stephan, phó giám đốc Carbios, nói. Để đảm bảo có đà thúc đẩy loại enzyme này, Carbios nhận được sự hỗ trợ tài chính lớn từ các công ty lớn như Pepsi và L’Oreal.

Thanh Phương dịch

(Tia Sáng /Theo DW.com)

Có thể bạn cũng quan tâm

Ô nhiễm vi nhựa – gióng lời cảnh báo

Đàm phán hiệp ước chống ô nhiễm rác nhựa của Liên hợp quốc “sụp đổ”

8 nhóm khuyến nghị để Việt Nam đạt được thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa INC-5

Tín chỉ nhựa có phải là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm rác nhựa?

Các cường quốc dầu mỏ cản trở hiệp ước giải quyết ô nhiễm nhựa

TỪ KHÓA:rác thải nhựa
Bài trước Những bản làng vùng cao đẹp như tranh vẽ
Bài tiếp Thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 theo ý tưởng “tre Việt Nam”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Kỳ lạ “thành phố nổi” Venice trụ vững 1.600 năm nhờ cọc gỗ
Nhìn ra thế giới 25/05/2025
Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023
Phản biện 25/05/2025
Từ biểu tượng của thảm họa hạt nhân, Fukushima hướng tới tương lai xanh
Nhìn ra thế giới 24/05/2025
Alison Brooks: Nữ kiến trúc sư được trao nhiều giải thưởng nhất của Vương quốc Anh
Kiến trúc sư 24/05/2025
Bao giờ đô thị hết cảnh cứ mưa là ngập?
Góc nhìn 24/05/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Kinh tế / Pháp luật 23/05/2025
Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tin trong nước 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin thế giới

169 nước nhất trí soạn dự thảo hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Ashui.com 05/06/2023
Năng lượng - Môi trường

Hơn 90% rác thải ven sông ở Việt Nam là rác thải nhựa

Ashui.com 26/07/2022
Tin trong nước

Đà Nẵng thực hiện mô hình chợ giảm thiểu rác thải nhựa

Ashui.com 21/07/2022
Tin thế giới

Indonesia lập bảo tàng bằng rác thải nhựa phía Đông đảo Java

Ashui.com 05/10/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?