By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích Khu đền tháp Mỹ Sơn
    Báo Xây dựng 01/07/2025
    Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính
    VnEconomy 30/06/2025
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Cắt giảm đầu tư công: Loại bỏ những khoản chi phi lý

Ashui.com 12/12/2010
10 phút đọc
SHARE

Một trong những nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay là do đầu tư công quá mức và kém hiệu quả. Vốn đã được bỏ rất nhiều vào các công trình từ nhỏ tới lớn và phân tán khắp nơi với mục tiêu tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn hay cải thiện phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít những công trình dường như không phát huy hiệu quả hay tiêu tốn một lượng vốn đầu tư ở mức không thể chấp nhận được. Điều này đã góp phần gây ra tình trạng mất cân bằng kép hiện nay.

Thứ nhất, đầu tư công cao dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng. Hơn thế, do các khoản đầu tư này không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế nên tạo ra mất cân đối giữa tiền – hàng dẫn đến tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế. Mất cân đối bên trong, thể hiện ở lạm phát và thâm hụt ngân sách cao, bắt nguồn từ đây.

  • Ảnh bên : Cầu Hoàng Hoa Thám nối quận 1 với quận Bình Thanh TPHCM, được khởi công năm 1998 nhưng 12 năm sau mới hoàn thành, vốn đầu tư cũng tăng từ 19 tỉ đồng lên 155 tỉ đồng (Ảnh: Anh Quân)

Thứ hai, phần lớn nguyên vật liệu và một số dịch vụ như tư vấn chẳng hạn của các dự án đầu tư công là hàng nhập khẩu. Do vậy, khi đầu tư cao dẫn đến nhập khẩu và thâm hụt thương mại cao. Hơn thế, tình trạng tham nhũng, lại quả sẽ đẩy giá thành lên cao và việc chung chi xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng làm cho nhập khẩu gia tăng dẫn đến thâm hụt ngoại thương hay mất cân đối bên ngoài trầm trọng hơn.

Cắt giảm các khoản đầu tư công kém hiệu quả là việc cần phải làm ngay. Để làm được việc này, cắt giảm hay không đầu tư những dự án kém hiệu quả, và loại bỏ những khoản chi phí bất hợp lý trong các dự án được đầu tư là hai công việc cần được tiến hành đồng thời.

Nói không với các dự án kém hiệu quả

Cần phải kiên quyết nói không với lối ngụy biện “tuy dự án này có NPV (giá trị hiện tại) âm, nhưng sẽ đem lại hiệu quả về mặt xã hội, an ninh, quốc phòng… rất lớn”. Trong mọi trường hợp, phải có phân tích (lượng hóa) chi tiết tất cả các lợi ích – chi phí của dự án, sau đó áp dụng nguyên tắc chỉ cho thực hiện các dự án có NPV dương. Nếu chủ đầu tư hay địa phương, ngành nào không đưa ra được phân tích lợi ích và chi phí thuyết phục thì chưa cho triển khai dự án.

Hơn thế, việc chỉ xét từng dự án là không đủ mà cần phải có giới hạn đầu tư cứng tối đa của cả nước hay của từng ngành cụ thể. Lúc này, các dự án các địa phương sẽ phải cạnh tranh với nhau về tính hiệu quả để được cấp vốn.

Xét về khía cạnh phân tích lợi ích – chi phí kinh tế thuần túy, việc loại đi những dự án kém hiệu quả là khá đơn giản. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh tế chính trị học, vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều. Cắt ở đâu và cắt như thế nào là vấn đề không hề đơn giản vì mỗi dự án liên quan tới rất nhiều người có lợi ích đan xen. Ai cũng thừa nhận đây là việc cần phải làm, nhưng ai đó và ở đâu đó phải làm chứ không phải là tôi hay địa phương/ngành của tôi. Do vậy, bắt đầu từ những khoản chi tiêu phi lý theo cách giới hạn đầu tư cứng trong khi chờ tiêu chí hay thời gian để loại bỏ những dự án không nên đầu tư có lẽ sẽ khả thi hơn.

Những khoản chi phi lý phải được loại bỏ

Việc cắt giảm các khoản chi phí bất hợp lý hay bị thổi phồng tùy thuộc vào từng dự án, nhưng trước mắt nên tập trung vào những dự án mà Nhà nước đang phải trả nhiều hơn một lần chi phí đầu tư, những khoản chi phí tạo ra những con đường hay những dự án đắt nhất hành tinh.

Phân tích dự án xây dựng 547 mét đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu ở Hà Nội sẽ thấy sự phi lý của các khoản chi tiêu. Trong tổng mức đầu tư lên đến 642 tỉ đồng, phần chi cho đền bù giải tỏa lên đến 527 tỉ đồng. Tính ra gần 1 tỉ đồng cho một 1 mét đường.

Nếu con đường không được mở rộng thì giá đất ở những khu vực liên quan có thể không cao đến mức như vậy.

Hiện nay, việc đầu tư các dự án nêu trên đang bị rơi vào vòng luẩn quẩn. Nếu Nhà nước không quy hoạch, xây dựng hay cải tạo nâng cấp một tuyến phố hay một công trình nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến phát triển chung của cả vùng. Nhưng nếu kế hoạch được vẽ ra thì giá đất liên quan lập tức tăng vọt ngay. Kết quả là khi tiến hành đầu tư, Nhà nước phải đền bù ở mức giá mà ở đó cơ sở hạ tầng mới xem như đã được xây dựng chứ không phải là mức giá trước đó.

Phi lý nằm ở đây. Giá đất tăng là do việc đầu tư dự án, nhưng Nhà nước phải đền bù rất cao cho những phần đất cần phải thu hồi, trong khi những người từ bên trong tiến ra mặt đường sau khi mở rộng lại chẳng phải đóng góp gì cả. Đây chính là lý do mà kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông ở Việt Nam so với GDP cao nhất trong khu vực nhưng kết quả lại kém nhất.

Điều phi lý ở chỗ mức đền bù leo thang liên tục là do các cơ sở hạ tầng liên quan được xây dựng. Mức giá đền bù mới cho dự án là mức giá đã có cơ sở hạ tầng, hay nói cách khác, Nhà nước đã phải trả thêm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của mình.

Hơn thế, vấn đề có thể nghiêm trọng hơn nếu một dự án nào đó bị thao túng bởi một hay một vài nhóm lợi ích để đẩy mức giá đền bù lên rất cao để bòn rút của công.

Việc cần phải làm ngay là làm sao để những người hưởng lợi trực tiếp phải chia sẻ gánh nặng chi phí của việc xây dựng công trình và giá đền bù chỉ là giá trước khi công trình được xây dựng. Tham khảo những cách thức đã được áp dụng thành công ở các nước có lẽ là cách thức hữu hiệu hơn cả.

Nếu cắt giảm được những khoản chi vô lý, thì số lượng cơ sở hạ tầng được bàn giao sẽ gia tăng đáng kể so với mức vốn đầu tư hiện tại. Khi đó, hiệu quả đầu tư của Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể.

Huỳnh Thế Du 

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Bài trước Cấp bách bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai
Bài tiếp Bế mạc Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
Hành trình giao thông không khói
Góc nhìn 04/07/2025
Sau sáp nhập, TP.HCM sẽ áp dụng bảng giá đất nào?
Kinh tế / Pháp luật 04/07/2025
An Cường – Hệ sinh thái vật liệu và giải pháp toàn diện từ gỗ công nghiệp
Trang trí nội thất 03/07/2025
SCG chia sẻ mô hình ESG hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu Net Zero
Vật liệu xây dựng 03/07/2025
Sức mạnh của GeoBIM là tạo ra một “bản sao số” của công trình
Ứng dụng 02/07/2025
Điều chỉnh đất và khả năng áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Đối thoại 02/07/2025
Phường Sài Gòn: Điểm lõi của “siêu đô thị” TPHCM
Điểm đến 02/07/2025
Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
Kinh tế / Pháp luật 01/07/2025
Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai
Góc nhìn 01/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
Phản biện

Giải pháp nào để ĐBSCL thoát khỏi vòng lặp “xói lở và mất rừng” vùng ven biển?

KTSG Online 03/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?